Các nhà khoa học đã chứng minh được, enzimer trong tự nhiên có thể phân hủy được cao su tổng hợp hóa học, đặt nền móng cho nền công nghiệp tái tạo với các sản phẩm cao su thông thường như lốp ô tô.
Enzimer có khả năng phân giải polyisopren tổng hợp. Những điều
kiện cụ thể cho công nghệ này được các nhà nghiên cứu tại Đại học Martin Luther
(MLU) ở Halle-Wittenberg và Viện Hóa sinh thực vật Leibniz (IPB) phát triển
thành công và đưa vào nghiên cứu thử nghiệm.
Polyisoprene là thành phần chính của cao su tự nhiên và của
nhiều loại cao su khác nhau, được sử dụng trong lốp xe hơi.
Cho đến nay, chỉ có thể phân hủy polyisoprene, có thành phần
tương tự như cao su tự nhiên. Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học, đăng trên trên
tạp chí Green Chemistry cung cấp những hiểu biết quan trọng về nền kinh tế vòng
tròn của cao su.
Cao su tự nhiên được sử dụng để sản xuất polyisoprene, sản
phẩm này được sử dụng để sản xuất nhiều loại cao su khác nhau và chất dẻo.
Polyisoprene là một phân tử chuỗi dài, hình thành bằng cách liên kết hàng trăm
hoặc hàng nghìn phân tử isoprene nhỏ.
Nhà hóa học MLU Vico Adjedje cho biết, nhiều loại vi khuẩn
có thể phân hủy polyisoprene tự nhiên với sự trợ giúp của các enzymer. Enzymer
là các phân tử sinh học tạo ra các phản ứng hóa học xảy ra trong tất cả các
sinh vật sống, từ các đơn bào đến con người.
Do nhu cầu toàn cầu các sản phẩm cao su lớn vượt mức nguồn dự
trữ cao su tự nhiên hiện có thể đáp ứng, nên nguyên liệu ban đầu cho nhu cầu sản
phẩm cao su chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học. Những biến
thể tự nhiên và tổng hợp có các đặc tính tương tự, nhưng thể hiện một số khác
biệt trong cấu trúc các phân tử được tạo thành.
Các nhóm nghiên cứu của GS TS Wolfgang Binder tại MLU và GS.
TS Martin Weissenborn tại IPB và MLU đã tìm được phương pháp phân hủy
polyisoprene sản xuất nhân tạo bằng cách sử dụng enzymer LCPK30.
GS Binder cho biết, nhóm nghiên cứu đã thành công chuyển hóa
polyisoprene nhân tạo thành dạng mà enzymer cũng có thể phân hủy hiệu quả. Các
nhà khoa học giả định, polyisoprene tổng hợp cần phải tồn tại trong dạng nhũ
tương để enzymer có thể hoạt động bình thường.
Sữa, bao gồm phần lớn là nước và chất béo là một ví dụ điển
hình về nhũ tương. Sữa tạo thành từ các hạt hình cầu có kích thước vài
micromet, sự phân bố rộng trong nước khiến sữa đục.
Tương tự như chất béo, polyisoprene không hòa tan trong nước.
Nhưng thiên nhiên có thể phân phối đồng đều polyisoprene trong nước như mủ cao
su màu trắng sữa, thu hoạch trên các đồn điền cao su, được chế biến thành cao
su tự nhiên.
Xuất phát từ loại sữa mủ cao su, các nhà nghiên cứu thành
công trong việc phân bổ polyisoprene tổng hợp đồng đều trong nước, sử dụng một
dung môi cụ thể. Enzymer phù hợp với nhũ tương nhân tạo và còn nguyên vẹn trong
thời gian phản ứng phá vỡ các chuỗi phân tử dài của polyisoprene thành các đoạn
nhỏ hơn.
Mục tiêu của các nhà nghiên cứu là trong tương lai gần là phân
hủy các chất tương tự khác từ lốp xe ô tô. Có rất nhiều sự chuyển hóa được thực
hiện với nguyên liệu ban đầu trước khi trở thành lốp xe hoàn thiện, về hóa học,
các chuỗi phân tử liên kết chéo với nhau để thay đổi tính chất cơ học.
Chất hóa dẻo và chất chống oxy hóa cũng được thêm vào để
tăng độ bền vững của lốp xe. Đặc biệt, những chất này tấn công vào cấu trúc và
phá hủy các enzymer. Đây là một thách thức mà nhóm nhà khoa học đang nỗ lực tìm
cách
Nhưng những kết quả đạt được nếu phân hủy thành công các polyisoprene
tổng hợp tạo ra động lực quan trọng cho nền kinh tế tái chế. Những phát hiện mới
có thể hình thành công nghệ xử lý các sản phẩm cao su thoái hóa thành hóa chất
và hương liệu hoặc tái tạo thành nhựa mới.
Nhóm nghiên cứu sử dụng
LCPK30 vì enzymer xuất hiện trong tự nhiên. Các nhà khoa học đang tiếp tục tối
ưu hóa enzymẻr để LCPK30 không nhạy cảm với dung môi và kích hoạt những phản ứng
phân hủy tiếp theo.