Nhóm các nhà khoa học Úc tạo ra hai loại kim cương - kim cương thường và kim cương dạng pha lonsdaleite, trong vài phút trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ phòng, quá trình này trong tự nhiên kéo dài hàng tỷ năm, áp suất khổng lồ và nhiệt độ siêu nóng.
Kim cương mà cả thế giới ham muốn, hình thành tự nhiên trong
lớp vỏ Trái đất dưới nhiệt độ và áp suất khắc nghiệt trong hàng tỷ năm. Cách
đây không lâu, một nhóm nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Úc (ANU) và Đại học Viện
Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) công bố một phương pháp có thể tạo ra đá
quý ở nhiệt độ phòng trong vòng vài phút.
Như đã biết, ngoài vẻ đẹp lộng lẫy, kim cương còn là vật liệu
rất hữu ích trong lĩnh vực công nghệ do có độ cứng cực cao, độ dẫn nhiệt cao và
tính chất quang lượng tử.
Để khắc phục các vấn đề về sự hiếm có và giá thành của vật
liệu, những viên kim cương tổng hợp đầu tiên được sản xuất vào đầu những năm
1950, chủ yếu sử dụng trong công nghiệp. Đây là một phương pháp nhanh chóng tạo
ra đá quý, nhưng các quy trình tổng hợp này đòi hỏi áp suất và nhiệt độ cao để
biến cacbon nguyên tố thành kim cương kết tinh; nguyên nhân chính là cần năng
lượng rất lớn để vượt rào cản động học cao giữa các pha vật liệu.
Trong báo cáo công trình nghiên cứu gần đây, được công bố
trên tạp chí Small, nhóm nhà nghiên cứu do giáo sư Dougal G. McCulloch dẫn đầu báo
cáo sự hình thành kim cương tinh thể nano và lonsdaleite - một dạng phân tử
cacbon ít phổ biến hơn với cấu trúc tinh thể lục giác, tìm thấy trong tự nhiên
tại các điểm va chạm của thiên thạch - ở nhiệt độ phòng dưới áp suất 80 GPa .
Đây là một cải tiến mang tính đột phá khi tất cả các quy
trình chế tạo kim cương nhân tạo đều yêu cầu nhiệt độ khoảng 1400 ° C. Trong
công trình nghiên cứu này, carbon thủy tinh được sử dụng làm vật liệu tiền chất
và được nén trong các tế bào đe kim cương ở nhiệt độ phòng.
Các nhà khoa học cho biết: “Cacbon thủy tinh là một dạng
cacbon không tinh thể, tương tự như than chì, chủ yếu là liên kết sp2, nhưng
không giống như graphit, phân tử chứa các lớp xếp chồng lên nhau và định hướng
ngẫu nhiên, tạo thành một vật liệu đẳng hướng, mờ đục”.
Sau khi nén cacbon thủy tinh và phân tích các mẫu dưới áp lực,
các nhà khoa học quan sát được sự hình thành ba pha khác biệt của cacbon:
graphit, kim cương và lonsdaleit.
Trước đây, nhóm nghiên cứu cũng tạo được lonsdaleite, còn được
gọi là kim cương lục giác trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ cao. Bản báo
cáo của nhóm nghiên cứu viết: “Kim cương và lonsdaleite thường được cho là hình
thành thông qua các cách biến đổi khác nhau liên quan đến sự trượt của những lớp
graphene để đạt được sự xếp chồng thích
hợp khi các lớp nén lại với nhau.”
Sự dịch chuyển các nguyên tử cần thiết tạo thành dạng tinh
thể tương ứng đạt được bằng phương pháp làm nóng mẫu, giảm thiểu rào cản động học
giữa các pha.
Nhưng kết quả thử nghiệm mới cho thấy cả lonsdaleite và kim
cương thông thường cũng có thể hình thành ở nhiệt độ phòng bình thường chỉ bằng
cách áp dụng áp suất cao đến 80 GPa.
Biến đổi pha từ các bon thủy tinh thành kim cương và kim cương lục giác lonsdaleite dưới lực cắt
“Bước ngoặt trong giải pháp này là cách chúng ta áp dụng áp
lực, “Sự xoắn" đến từ phương sử dụng lực nén.” Giáo sư Bradby nói. “Cũng
như áp suất rất cao, chúng tôi cho phép carbon trải qua hiệu ứng, được gọi là
'lực cắt' - giống như lực xoắn hoặc lực trượt."
Sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), các nhà
nghiên cứu phân tích các mẫu nguyên vẹn thu hồi từ các tế bào đe kim cương từ
các mẫu thử nghiệm, cho phép nắm được đầy đủ về bản chất và mối quan hệ giữa
các pha trong vật liệu thu được. Các nhà khoa học cho biết: “Kết quả này giống
như lấy mẫu lõi đá thay vì lấy mẫu bột nghiền, cho phép điều nghiên các mối
quan hệ cấp độ nguyên tử giữa sự sắp xếp các pha tinh thể và trường ứng suất
không đồng nhất trong tế bào đe kim cương”.
Sự hiện diện của kim cương tinh thể nano và các mạch
lonsdaleite trong các mẫu thu được một cách kỳ diệu mà không cần gia nhiệt có
thể được giải thích do có sự hiện diện của áp suất cao và biến dạng cắt, hình
thành lực xoắn và trượt thúc đẩy các nguyên tử cacbon vượt qua các rào cản động
học sự thay đổi pha.
Báo cáo khoa học kết luận: “Chúng tôi cho rằng, những quan
sát về sự biến đổi pha do tác dụng của trượt trong tinh thể cacbon có ý nghĩa rộng
rãi, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học vật liệu, địa chất
và khoa học hành tinh, nơi cơ chế xoắn và trượt có thể dẫn đến sự thay đổi pha
trong những chất rắn khác”.