Dấu ấn người xưa ở Vịnh Hạ Long Dấu ấn người xưa ở Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu ấn buổi bình minh của kinh tế biển, nơi bắt đầu có sự giao tiếp ra bên ngoài, nơi hình thành nền văn hóa biển đặc sắc của Việt Nam. Không chỉ là Di sản thiên nhiên thế giới, một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới, điểm du lịch nổi tiếng, Hạ Long còn được biết đến là một trong những cái nôi của người Việt cổ, với những dấu tích có niên đại cách đây lên tới 18 nghìn năm. Không những thế, Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu ấn buổi bình minh của kinh tế biển, nơi bắt đầu có sự giao tiếp ra bên ngoài, nơi hình thành nền văn hóa biển đặc sắc của Việt Nam. Những chủ nhân đầu tiên của Vịnh Hạ Long Theo các tài liệu nghiên cứu khảo cổ học, khu vực vịnh Hạ Long được xác định là một trong những cái nôi cư trú của người Việt cổ. Dấu tích sớm nhất của con người có mặt trong khu vực vịnh Hạ Long thuộc về chủ nhân văn hóa Soi Nhụ (niên đại từ 18.000 - 7.000 năm cách ngày nay), tiếp đến là chủ nhân văn hóa Cái Bèo (niên đại từ 7.000 - 5.000 năm cách ngày nay) và sau cùng là văn hóa Hạ Long (niên đại từ 5.000 - 3.500 năm cách ngày nay). Hiện vật tìm được khi khai quật khảo cổ học tại di tích Hòn Hai Cô Tiên, phường Bạch Đằng. (Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh)GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội cho biết, các nghiên cứu khảo cổ tại những di chỉ Soi Nhụ, Cái Bèo và Hạ Long đã cung cấp những bằng chứng quan trọng về các hình thức cư trú, phương thức khai thác tài nguyên tự nhiên và mối quan hệ tương tác giữa con người cổ và môi trường và thích nghi với những biến đổi môi trường trong khoảng từ 25.000 đến 4.000 năm cách ngày nay. Ba giai đoạn văn hóa ở Hạ Long Di chỉ khảo cổ hang Soi Nhụ. Văn hóa Soi Nhụ Niên đại từ 18.000 - 7.000 năm cách ngày nay Di chỉ khảo cổ Cái Bèo. Văn hóa Cái Bèo Niên đại từ 7.000 - 5.000 năm cách ngày nay Đảo Ngọc Vừng. Văn hóa Hạ Long Niên đại từ 5.000 - 3.500 năm cách ngày nay Văn hóa Soi Nhụ có niên đại cách ngày nay 18.000 – 7.000 năm. Cư dân thời kỳ này cư trú chủ yếu trên các đảo đá vôi thuộc vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và các hang động ven bờ. Phương thức kiếm sống của họ là săn bắt, hái lượm và khai thác nhuyễn thể nước ngọt với công cụ lao động được chế tác bằng đá có hình dáng không ổn định, kỹ thuật chế tác đơn giản bằng phương pháp ghè đẽo một mặt, phương pháp chặt bẻ và rất ít tu sửa. Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, nhóm Soi Nhụ có 12 di tích, phân bố trên các đảo đá vôi ở vịnh Hạ Long và Bái tử Long, có niên đại từ cuối Cánh tân sang đầu Toàn tân với hai giai đoạn sớm và muộn. Cư dân Soi Nhụ là những người sử dụng nguyên liệu đá cuội để chế tác công cụ kiểu Hòa Bình như rìu hình bầu dục, rìu ngắn, nạo hình đĩa, rìu mài lưỡi, chưa có đồ gốm… Họ săn bắt các loài động vật trên cạn, thu lượm các loài nhuyễn thể nước ngọt, và sống trong các hang động của môi trường lục địa. Theo GS Lâm Thị Mỹ Dung, Văn hóa Soi Nhụ thuộc sơ /trung kỳ đá mới, đặc trưng bởi công cụ đá ghè đẽo và di vật sinh hoạt, phản ánh hoạt động hái lượm, săn bắt, và đánh cá. Cư dân cổ định cư tại các khu vực ven biển, khai thác nguồn tài nguyên phong phú từ biển, thể hiện sự gắn bó và khả năng thích ứng với môi trường duyên hải. Giai đoạn muộn từ 9.000 đến 7.000 năm cách ngày nay, cư dân Soi Nhụ mở rộng khu vực cư trú ra các đảo Quảng Ninh và Hải Phòng như Eo Bùa, Tùng Bồ, Áng Giữa (Cát Bà) và Bồ Nâu, Mê Cung (Quảng Ninh). Họ sống trong môi trường lục địa nhưng bắt đầu tiếp cận với biển do mực nước dâng cao. Dấu tích khảo cổ cho thấy sự xuất hiện của vỏ nhuyễn thể và xương cá biển bên cạnh các động vật cạn. Công cụ giai đoạn này gồm rìu mài lưỡi, rìu mài thân, bàn mài, hòn kê, cùng với đồ gốm thô có văn thừng đập. Cư dân cổ Soi Nhụ sống trên một địa bàn rộng, bao phủ hầu hết khu vực vịnh Hạ Long hiện nay, khi đó còn là một đồng bằng cổ. Do sống gần biển, họ chịu tác động mạnh mẽ bởi những thay đổi lớn của môi trường tự nhiên, bao gồm quá trình biển tiến và thay đổi khí hậu, khiến cảnh quan chuyển từ lục địa sang cận biển. GS Lâm Thị Mỹ Dung cũng cho biết, sau thời điểm 9.000 năm cách ngày nay (BP), một phần vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan đã bị ngập nước, trong khi vịnh Hạ Long và các đảo ven bờ chịu tác động do mực nước biển dâng lên với tốc độ khoảng 9mm/năm. Quá trình biển tiến kéo dài đến khoảng 6.500-5.000 năm BP, đạt đỉnh cao với mực nước biển khoảng 4-5m so với hiện nay do vậy chỉ những di tích trên cao là còn được bảo tồn đến nay. Sự biến đổi môi trường đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống và phương thức mưu sinh của cư dân Soi Nhụ. Họ chế tác công cụ từ nguyên liệu đá tại chỗ, để làm công cụ chặt, rìu mài lưỡi, chày, bàn nghiền…, và một số công cụ từ đá vôi, tương tự như cư dân cổ Tràng An (Ninh Bình). GS Lâm Thị Mỹ Dung cho biết, ở thời điểm này, chưa hoặc không thấy công cụ bằng xương, sừng và vỏ trai. Cư dân Soi Nhụ sử dụng kỹ thuật mài đá, chủ yếu là mài lưỡi rìu, đôi khi mài lan rộng lên thân những chiếc rìu hình bầu dục. Các công cụ này hiệu quả hơn trong việc chặt cây, phát rừng, chế tác thuyền mảng, và làm đồ tre nứa, giúp họ thích ứng với môi trường cận biển đang thay đổi. Những dấu tích của những chủ nhân của văn hóa Soi Nhụ, theo GS, TS Lâm Thị Mỹ Dung, cho đến nay dấu tích xương người mới chỉ được tìm thấy ở hang Soi Nhụ, đó là những mảnh sọ, răng, những đoạn xương hàm dưới và xương chi của ít nhất 5 cá thể khác nhau, ba nữ và hai nam và đều trên 30 tuổi. Về văn hóa Soi Nhụ, nhà khảo cổ học Trình Năng Chung có nhận xét: “Soi Nhụ là một trong những di chỉ khảo cổ học quan trọng bậc nhất trong khu vực biển, hải đảo của miền Đông Bắc nước ta. Về mặt không gian, nó nằm ven bờ của đảo Cái Bầu lớn nhất vịnh Bái Tử Long và đối mặt với biển khơi, là một trong những đầu mối giao lưu văn hóa của toàn vùng Bắc Bộ với Nam Trung Quốc và với Đông Nam Á. Về thời gian nó tương đương với văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn. Tuy nhiên, Soi Nhụ có những khác biệt cơ bản so với các di tích Hòa Bình - Bắc Sơn ở không gian sinh tồn”. Văn hóa Cái Bèo Địa điểm khảo cổ học Cái Bèo thuộc địa phận xã Đông Hải, đảo Cát Bà (Hải Phòng), cách thị trấn Cát Bà khoảng 1,5km về phía Đông Nam, nằm giữa thung lũng đá vôi, chạy dài theo hướng bắc – nam, với độ cao trung bình 4m so với mặt nước biển. Theo khảo cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Cái Bèo là di chỉ khảo cổ học có giá trị quan trọng nhất hiện nay ở vùng ven biển và hải đảo Đông Bắc Việt Nam. Những vết tích của thời gian trên trần động Thiên Cung. Theo thông tin từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, năm 1938, nữ khảo cổ học người Pháp là M. Colani đã phát hiện ra di chỉ ngoài trời là Vịnh Làng Chài (Cái Bèo), trên đảo Cát Bà. Từ đó đến nay, 4 lần khai quật do các nhà khảo cổ học Việt Nam thực hiện vào các năm 1972, 1973, 1986 và năm 2006 đã được thực hiện tại đây. Tháng 4/1972, đoàn cán bộ Viện khảo cổ học do ông Hoàng Xuân Chinh (làm trưởng đoàn), Nguyễn Văn Hảo (cán bộ Viện khảo cổ học) đã đào 2 hố thám sát trên di chỉ này và đặt tên là di chỉ Cái Bèo. Hiện vật thu được gồm có rìu đá, bàn mài rãnh hình ống máng, chì lưới và nhiều mảnh gốm xốp, cũng giống như M. Colani đã thám sát được. Những hiện vật khai quật lần này được xếp vào văn hóa Hạ Long, niên đại Hậu kỳ thời đại Đá mới. 4 lần khai quật: 1972, 1973, 1986 và 2006 Ngày 16/8/1973, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin Hải Phòng tiến hành khai quật địa điểm Cái Bèo. Đợt khai quật kết thúc vào ngày 30/9/1973. Kết quả khai quật cho thấy, có 3 tầng văn hóa, với các hiện vật thu được là công cụ cuội ghè đẽo tạo thành loại rìu ngắn, mũi nhọn, chày nghiền, bàn nghiền; đồ gốm có mặt gốm dày thô; xương động vật và vỏ sò lớn ở tầng văn hóa thứ 1. Tầng văn hóa thứ hai thu được công cụ ghè đẽo, công cụ mài; đồ gốm cứng thành mỏng; lớp này tập trung nhiều xương cá và xương thú. Tầng văn hóa thứ 3 ở trên cùng thu được hiện vật chủ yếu là gốm xốp, gốm cứng mỏng và công cụ đá được mài toàn thân, vắng mặt xương cốt động vật. Qua đợt khai quật này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra lớp văn hóa đầu thuộc sơ kỳ thời đại đá mới, lớp tiếp theo thuộc hậu kỳ thời đại đá mới, lớp cuối thuộc văn hóa Hạ Long. Tháng 12/1981, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) và Bảo tàng thành phố Hải Phòng đã tiến hành khai quật. Cấu tạo tầng văn hóa cho thấy địa tầng di chỉ có 15 lớp đất đào, với hai tầng văn hóa khảo cổ. Tầng văn hóa lớp I ở dưới, thuộc văn hóa Tiền Hạ Long; tầng văn hóa II ở trên thuộc văn hóa Hạ Long. Giữa hai tầng văn hóa có một lớp cát và sỏi biển dày 20cm ngăn cách. Một số hiện vật khai quật tại Hạ Long. Trong lần khai quật này đã phát hiện được 2 dấu tích bếp và 1 mộ táng. Căn cứ vào những vết xương còn lại trong mộ táng, có thể biết thi thể được chôn nằm co, lưng quay về phía tảng đá rất to gần vách đông của hố khai quật, đầu quay về phía tây, không thấy huyệt mộ và đồ tùy táng. Dựa vào những đặc tính trên sọ, trên xương hàm, khi nghiên cứu về giới tính và tuổi, PGS, TS Nguyễn Lân Cường đã cho rằng đây là di cốt của một cá thể nam, dựa vào độ mòn của răng, sự gắn liền của các khớp sọ ở mặt trong có thể đoán khoảng 50 - 60 tuổi. Đợt khai quật này thu được một số hiện vật bằng đá, gốm, với gốm chủ yếu nặn tay, độ nung không cao, không chín đều. Công viên đá xếp có niên đại 320 triệu năm trên Vịnh. Tháng 12/1986, Viện khảo cổ học tiến hành khai quật. Điểm mới đáng chú ý trong cuộc khai quật này là tỷ lệ công cụ cuội ghè đẽo ở đây rất cao, công cụ mài toàn thân rất hạn chế, không thấy bôn có vai, có nấc như các lần khai quật trước. Tỷ lệ gốm xốp kiểu Hạ Long rất thấp và không thật điển hình. Tháng 12/2006, Viện khảo cổ học, do PGS. TS. Nguyễn Khắc Sử làm trưởng đoàn cùng với Bảo tàng Hải Phòng và Phòng Văn hóa huyện Cát Hải lại tiến hành khai quật nhằm xác định phạm vi phân bố di chỉ Cái Bèo và mức độ bảo tồn giá trị của di tích làm cơ sở để xếp hạng di tích Quốc gia, bổ sung hiện vật trưng bày cho Bảo tàng Hải Phòng. Vị trí các hố khai quật ở địa điểm Cái Bèo năm 2022 (Ảnh: các đoàn khai quật Cái Bèo năm 2022). Dựa vào phân tích tổng hợp của các lần khai quật có thể dự đoán niên đại của các lớp văn hóa trong di chỉ Cái Bèo. Lớp văn hóa trên cùng thuộc văn hóa Hạ Long, hiện vật rìu, bôn đá được chế tạo với kỹ thuật mài hoàn thiện, đồ gốm được làm bằng bàn xoay, nhưng chưa xuất hiện kim loại đồng, nên thuộc hậu kỳ thời đại đồ đá mới. Trong lớp văn hóa này có mặt của đa số rìu tứ giác, cũng như gốm mỏng trang trí văn chấm dải, đặc biệt là chạc gốm cho thấy mối quan hệ rất gần gũi với các di vật thuộc văn hóa Phùng Nguyên như vậy lớp văn hóa trên của di chỉ Cái Bèo có thể có tuổi trong khoảng 4.000 đến 4.500 năm cách ngày nay. Lớp giữa của di chỉ Cái Bèo với kỹ thuật mài đá phát triển, song chưa đến mức hoàn thiện bên cạnh gốm bàn xoay, có gốm nặn tay có thể thuộc giai đoạn đầu của Hậu kỳ đá mới cách ngày nay trên dưới 5.000 năm. Tàn tích động vật Cái Bèo khai quật năm 2022. Lớp cuối cùng của di chỉ Cái Bèo chỉ có công cụ ghè đẽo, vắng mặt kỹ thuật mài, đồ gốm nặn bằng tay, còn thô sơ, trang trí văn đan, có thể thuộc Trung kỳ đá mới khoảng 6.000 – 7.000 năm cách ngày nay. Qua quan sát vị trí cảnh quan nơi cư trú, tổng thể di vật ở các lớp văn hóa di chỉ Cái Bèo, có thể hình dung được hình thức hoạt động kinh tế lúc bấy giờ. Tầng lớp văn hóa dày, nhiều lớp chứng tỏ cư dân thời cổ ở đây đã sống định cư lâu dài qua nhiều thời đại. Sự xuất hiện của xương răng động vật hoang dã và xương cá biển cho thấy trước đây cư dân Cái Bèo chuyên săn bắt, hái lượm và đánh cá. Bước sang giai đoạn văn hóa Hạ Long cư dân đã phát triển trồng trọt, chế tạo thuyền mảng để ra khơi. Sự có mặt ít ỏi của vòng tay và tinh thể thạch anh chứng tỏ cư dân Cái Bèo đã có ý thức về cái đẹp. "Cư dân Cái Bèo có sự dịch chuyển về không gian cư trú do tác động của môi trường." GS, TS Lâm Thị Mỹ Dung Ngoài ra, GS, TS Lâm Thị Mỹ Dung còn chỉ ra cư dân Cái Bèo có sự dịch chuyển về không gian cư trú do tác động của môi trường. Trong giai đoạn sớm từ 7.500 đến 6.500 năm BP, họ sống trong môi trường lục địa, gần bờ biển cổ, cư dân sống trong hang động đánh bắt các loài động vật cạn và nhuyễn thể nước ngọt, trong khi cư dân sống sát bờ biển đánh bắt hải sản, thu lượm sò, hàu và động vật biển thân mềm khác. Sau 6.500 năm cách ngày nay, khi biển tiến Holocene, cư dân sống sát chân núi và phát triển mạnh những hoạt động khai thác biển. Kết quả lần này cho thấy, ngay tại địa điểm Cái Bèo cũng có một quá trình dịch chuyển tương tự. Rõ ràng, Cái Bèo là một di chỉ khảo cổ học có ý nghĩa lớn không chỉ đối với việc nghiên cứu văn hóa Hạ Long mà còn là tư liệu quý để tìm hiểu văn hóa và lịch sử của cư dân miền Đông Bắc nước ta thời xa xưa. Văn hóa Hạ Long Văn hoá Hạ Long là một nền văn hoá có vai trò rất quan trọng trong nền văn minh Việt cổ, đánh dấu sự tiếp xúc khá phổ biến của cư dân Việt cổ với nền kinh tế biển, tạo ra nền văn hóa biển đặc sắc ở Việt Nam. Theo GS, TS Lâm Thị Mỹ Dung, thuật ngữ "Văn hóa Hạ Long" trong khảo cổ học ban đầu được biết đến với tên gọi "văn hóa Đanh Đô La" hay địa điểm Ngọc Vừng, do G.J. Anderson khai quật và đặt tên vào năm 1938. Sau đó, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã định nghĩa lại thuật ngữ này để mô tả các di tích khảo cổ tại những gò đất thấp, cồn cát ven biển hoặc các hang động đá vôi trên các đảo gần bờ thuộc vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam. Văn hóa này nổi bật với các di vật như rìu có vai, bôn có nấc mài toàn thân, bàn mài có rãnh mặt cắt ngang hình chữ “U” và đồ gốm xốp, tồn tại từ khoảng 5.800 đến 4.000 năm cách ngày nay. Một số hiện vật rìu đá. Những cư dân văn hóa Hạ Long giai đoạn đầu vẫn chịu ảnh hưởng của mực nước đại dương cao do vậy cũng như người Tiền Hạ Long, không gian sinh sống của người Hạ Long lúc bấy giờ cũng bị biển lấn, Nhưng cách đây 5.000 năm nước bắt đầu rút và cho đến 4.000 năm, nước hạ thấp, do vậy định hướng khai thác biển của cư dân văn hóa Hạ Long là một sự thích ứng với môi trường biển. Ngay tại địa điểm Cái Bèo cũng có thể nhận diện được xu hướng khai thác biển của cư dân Tiền Hạ Long (cư dân Tiền Cái Bèo và Cái Bèo) với cư dân Hạ Long giai đoạn sớm. Từ cách đây 5000 năm - 4000 năm trước Công nguyên, cư dân văn hóa Hạ Long đã có xu hướng khai thác biển để thích ứng với môi trường biển. Trong khi tầng văn hóa Tiền Hạ Long chứa các chứng cứ về khai thác đơn loài và cá có kích thức lớn thì ở tầng văn hóa Hạ Long cư dân khai thác các loại động vật mang “tính đa loài” với đặc trưng là các loài cá nhỏ, điển hình là các cụm xương cá kết tảng thuộc về nhiều loại cá khác nhau. Ở hang Bái Tử Long, địa điểm của văn hóa Hạ Long chủ yếu là các loài nhuyễn thể biển, một ít xương cá biển. Người Hạ Long cư trú ở ngoài trời và trong hang. Những địa hình chính là cồn cát, bãi triều cửa sông, ven biển. Đa số diện tích nơi cư trú của người Hạ Long rộng trung bình từ 1.500 m2 đến 4.500m2. Để chế tác công cụ, dụng cụ và đồ trang sức bằng đá, cư dân văn hóa Hạ Long đã lựa chọn và khai thác các loại đá khác nhau với tính chất phù hợp cho mỗi loại hình. Giai đoạn sớm, họ vẫn sử dụng nhiều loại công cụ ghè đẽo nhưng dần dần công cụ mài đã thay thế và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống hằng ngày. Một số hiện vật được khai quật tại hang Đông Trong (Vân Đồn, Quảng Ninh) Theo GS.TS Nguyễn Văn Kim, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong quá trình phát triển, Văn hoá Hạ Long có nguồn gốc bản địa, nhưng có nhiều yếu tố cấu thành nên văn hóa này có thể là kết quả của sự giao lưu, trao đổi với các nền văn hóa khác, đặc biệt ở giai đoạn muộn. Ngoài ra, dấu ấn văn hóa Hạ Long trải khắp trên mọi vùng lãnh thổ trung du, đồng bằng Bắc Bộ, nơi khai sinh nền văn minh sông Hồng, văn minh Việt Nam thời sơ sử. Thông qua văn hóa Hạ Long, một cửa ngõ giao lưu, mà nền văn minh Việt cổ luôn nhận được những cơ hội thuận lợi nhất cho quá trình phát triển của mình. "Hạ Long đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ tiền sử và sơ sử, với các yếu tố khai thác nguồn lợi từ biển, sớm thích ứng với điều kiện tự nhiên. Họ còn sớm thích ứng, xác lập nhiều mối giao lưu, trao đổi trên biển, thiết lập các tuyến hải thương." GS.TS Nguyễn Văn Kim GS.TS Nguyễn Văn Kim cho rằng, dựa trên các nghiên cứu Khảo cổ học, Nhân học, Văn hóa học... có thể thấy, Hạ Long đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ tiền sử và sơ sử, với các yếu tố khai thác nguồn lợi từ biển, sớm thích ứng với điều kiện tự nhiên. Họ còn sớm thích ứng, xác lập nhiều mối giao lưu, trao đổi trên biển, thiết lập các tuyến hải thương. "Chính người Hạ Long đã góp phần lớn vào quá trình kiến tạo nền văn minh Việt cổ" PGS, TS Hà Hữu Nga Ở cư dân Hạ Long - biển đảo Đông Bắc đã có sự giao thoa, tiếp biến văn hóa và cuối cùng thống nhất trong văn hóa Đông Sơn, cơ tầng của văn minh Việt cổ, nhưng vẫn luôn mở rộng cửa đón nhận và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. GS.TS Nguyễn Văn Kim cũng trích lời của PGS, TS Hà Hữu Nga: “Và còn có thể nói rằng, chính người Hạ Long đã góp phần lớn vào quá trình kiến tạo nền văn minh Việt cổ”. Ngày xuất bản: 14/11/2024Nội dung: TUYẾT LOANTrình bày: NGỌC LINHẢnh: THÀNH ĐẠT, GS, TS LÂM THỊ MỸ DUNG, CỔNG THÔNG TIN TỈNH QUẢNG NINH, BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA, BAN QUẢN LÝ VỊNH HẠ LONG, BẢO TÀNG QUẢNG NINH 17/11/2024 18:20 216 Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu ấn buổi bình minh của kinh tế biển, nơi bắt đầu có sự giao tiếp ra bên ngoài, nơi hình thành nền văn hóa biển đặc sắc của Việt Nam. Không chỉ là Di sản thiên nhiên thế giới, một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới, điểm du lịch nổi tiếng, Hạ Long còn được biết đến là một trong những cái nôi của người Việt cổ, với những dấu tích có niên đại cách đây lên tới 18 nghìn năm. Không những thế, Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu ấn buổi bình minh của kinh tế biển, nơi bắt đầu có sự giao tiếp ra bên ngoài, nơi hình thành nền văn hóa biển đặc sắc của Việt Nam. Những chủ nhân đầu tiên của Vịnh Hạ Long Theo các tài liệu nghiên cứu khảo cổ học, khu vực vịnh Hạ Long được xác định là một trong những cái nôi cư trú của người Việt cổ. Dấu tích sớm nhất của con người có mặt trong khu vực vịnh Hạ Long thuộc về chủ nhân văn hóa Soi Nhụ (niên đại từ 18.000 - 7.000 năm cách ngày nay), tiếp đến là chủ nhân văn hóa Cái Bèo (niên đại từ 7.000 - 5.000 năm cách ngày nay) và sau cùng là văn hóa Hạ Long (niên đại từ 5.000 - 3.500 năm cách ngày nay). Hiện vật tìm được khi khai quật khảo cổ học tại di tích Hòn Hai Cô Tiên, phường Bạch Đằng. (Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh)GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội cho biết, các nghiên cứu khảo cổ tại những di chỉ Soi Nhụ, Cái Bèo và Hạ Long đã cung cấp những bằng chứng quan trọng về các hình thức cư trú, phương thức khai thác tài nguyên tự nhiên và mối quan hệ tương tác giữa con người cổ và môi trường và thích nghi với những biến đổi môi trường trong khoảng từ 25.000 đến 4.000 năm cách ngày nay. Ba giai đoạn văn hóa ở Hạ Long Di chỉ khảo cổ hang Soi Nhụ. Văn hóa Soi Nhụ Niên đại từ 18.000 - 7.000 năm cách ngày nay Di chỉ khảo cổ Cái Bèo. Văn hóa Cái BèoNiên đại từ 7.000 - 5.000 năm cách ngày nay Đảo Ngọc Vừng. Văn hóa Hạ Long Niên đại từ 5.000 - 3.500 năm cách ngày nay Văn hóa Soi Nhụ có niên đại cách ngày nay 18.000 – 7.000 năm. Cư dân thời kỳ này cư trú chủ yếu trên các đảo đá vôi thuộc vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và các hang động ven bờ. Phương thức kiếm sống của họ là săn bắt, hái lượm và khai thác nhuyễn thể nước ngọt với công cụ lao động được chế tác bằng đá có hình dáng không ổn định, kỹ thuật chế tác đơn giản bằng phương pháp ghè đẽo một mặt, phương pháp chặt bẻ và rất ít tu sửa. Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, nhóm Soi Nhụ có 12 di tích, phân bố trên các đảo đá vôi ở vịnh Hạ Long và Bái tử Long, có niên đại từ cuối Cánh tân sang đầu Toàn tân với hai giai đoạn sớm và muộn. Cư dân Soi Nhụ là những người sử dụng nguyên liệu đá cuội để chế tác công cụ kiểu Hòa Bình như rìu hình bầu dục, rìu ngắn, nạo hình đĩa, rìu mài lưỡi, chưa có đồ gốm… Họ săn bắt các loài động vật trên cạn, thu lượm các loài nhuyễn thể nước ngọt, và sống trong các hang động của môi trường lục địa. Theo GS Lâm Thị Mỹ Dung, Văn hóa Soi Nhụ thuộc sơ /trung kỳ đá mới, đặc trưng bởi công cụ đá ghè đẽo và di vật sinh hoạt, phản ánh hoạt động hái lượm, săn bắt, và đánh cá. Cư dân cổ định cư tại các khu vực ven biển, khai thác nguồn tài nguyên phong phú từ biển, thể hiện sự gắn bó và khả năng thích ứng với môi trường duyên hải. Giai đoạn muộn từ 9.000 đến 7.000 năm cách ngày nay, cư dân Soi Nhụ mở rộng khu vực cư trú ra các đảo Quảng Ninh và Hải Phòng như Eo Bùa, Tùng Bồ, Áng Giữa (Cát Bà) và Bồ Nâu, Mê Cung (Quảng Ninh). Họ sống trong môi trường lục địa nhưng bắt đầu tiếp cận với biển do mực nước dâng cao. Dấu tích khảo cổ cho thấy sự xuất hiện của vỏ nhuyễn thể và xương cá biển bên cạnh các động vật cạn. Công cụ giai đoạn này gồm rìu mài lưỡi, rìu mài thân, bàn mài, hòn kê, cùng với đồ gốm thô có văn thừng đập. Cư dân cổ Soi Nhụ sống trên một địa bàn rộng, bao phủ hầu hết khu vực vịnh Hạ Long hiện nay, khi đó còn là một đồng bằng cổ. Do sống gần biển, họ chịu tác động mạnh mẽ bởi những thay đổi lớn của môi trường tự nhiên, bao gồm quá trình biển tiến và thay đổi khí hậu, khiến cảnh quan chuyển từ lục địa sang cận biển. GS Lâm Thị Mỹ Dung cũng cho biết, sau thời điểm 9.000 năm cách ngày nay (BP), một phần vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan đã bị ngập nước, trong khi vịnh Hạ Long và các đảo ven bờ chịu tác động do mực nước biển dâng lên với tốc độ khoảng 9mm/năm. Quá trình biển tiến kéo dài đến khoảng 6.500-5.000 năm BP, đạt đỉnh cao với mực nước biển khoảng 4-5m so với hiện nay do vậy chỉ những di tích trên cao là còn được bảo tồn đến nay. Sự biến đổi môi trường đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống và phương thức mưu sinh của cư dân Soi Nhụ. Họ chế tác công cụ từ nguyên liệu đá tại chỗ, để làm công cụ chặt, rìu mài lưỡi, chày, bàn nghiền…, và một số công cụ từ đá vôi, tương tự như cư dân cổ Tràng An (Ninh Bình). GS Lâm Thị Mỹ Dung cho biết, ở thời điểm này, chưa hoặc không thấy công cụ bằng xương, sừng và vỏ trai. Cư dân Soi Nhụ sử dụng kỹ thuật mài đá, chủ yếu là mài lưỡi rìu, đôi khi mài lan rộng lên thân những chiếc rìu hình bầu dục. Các công cụ này hiệu quả hơn trong việc chặt cây, phát rừng, chế tác thuyền mảng, và làm đồ tre nứa, giúp họ thích ứng với môi trường cận biển đang thay đổi. Những dấu tích của những chủ nhân của văn hóa Soi Nhụ, theo GS, TS Lâm Thị Mỹ Dung, cho đến nay dấu tích xương người mới chỉ được tìm thấy ở hang Soi Nhụ, đó là những mảnh sọ, răng, những đoạn xương hàm dưới và xương chi của ít nhất 5 cá thể khác nhau, ba nữ và hai nam và đều trên 30 tuổi. Về văn hóa Soi Nhụ, nhà khảo cổ học Trình Năng Chung có nhận xét: “Soi Nhụ là một trong những di chỉ khảo cổ học quan trọng bậc nhất trong khu vực biển, hải đảo của miền Đông Bắc nước ta. Về mặt không gian, nó nằm ven bờ của đảo Cái Bầu lớn nhất vịnh Bái Tử Long và đối mặt với biển khơi, là một trong những đầu mối giao lưu văn hóa của toàn vùng Bắc Bộ với Nam Trung Quốc và với Đông Nam Á. Về thời gian nó tương đương với văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn. Tuy nhiên, Soi Nhụ có những khác biệt cơ bản so với các di tích Hòa Bình - Bắc Sơn ở không gian sinh tồn”. Văn hóa Cái Bèo Địa điểm khảo cổ học Cái Bèo thuộc địa phận xã Đông Hải, đảo Cát Bà (Hải Phòng), cách thị trấn Cát Bà khoảng 1,5km về phía Đông Nam, nằm giữa thung lũng đá vôi, chạy dài theo hướng bắc – nam, với độ cao trung bình 4m so với mặt nước biển. Theo khảo cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Cái Bèo là di chỉ khảo cổ học có giá trị quan trọng nhất hiện nay ở vùng ven biển và hải đảo Đông Bắc Việt Nam. Những vết tích của thời gian trên trần động Thiên Cung. Theo thông tin từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, năm 1938, nữ khảo cổ học người Pháp là M. Colani đã phát hiện ra di chỉ ngoài trời là Vịnh Làng Chài (Cái Bèo), trên đảo Cát Bà. Từ đó đến nay, 4 lần khai quật do các nhà khảo cổ học Việt Nam thực hiện vào các năm 1972, 1973, 1986 và năm 2006 đã được thực hiện tại đây. Tháng 4/1972, đoàn cán bộ Viện khảo cổ học do ông Hoàng Xuân Chinh (làm trưởng đoàn), Nguyễn Văn Hảo (cán bộ Viện khảo cổ học) đã đào 2 hố thám sát trên di chỉ này và đặt tên là di chỉ Cái Bèo. Hiện vật thu được gồm có rìu đá, bàn mài rãnh hình ống máng, chì lưới và nhiều mảnh gốm xốp, cũng giống như M. Colani đã thám sát được. Những hiện vật khai quật lần này được xếp vào văn hóa Hạ Long, niên đại Hậu kỳ thời đại Đá mới. 4 lần khai quật: 1972, 1973, 1986 và 2006 Ngày 16/8/1973, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin Hải Phòng tiến hành khai quật địa điểm Cái Bèo. Đợt khai quật kết thúc vào ngày 30/9/1973. Kết quả khai quật cho thấy, có 3 tầng văn hóa, với các hiện vật thu được là công cụ cuội ghè đẽo tạo thành loại rìu ngắn, mũi nhọn, chày nghiền, bàn nghiền; đồ gốm có mặt gốm dày thô; xương động vật và vỏ sò lớn ở tầng văn hóa thứ 1. Tầng văn hóa thứ hai thu được công cụ ghè đẽo, công cụ mài; đồ gốm cứng thành mỏng; lớp này tập trung nhiều xương cá và xương thú. Tầng văn hóa thứ 3 ở trên cùng thu được hiện vật chủ yếu là gốm xốp, gốm cứng mỏng và công cụ đá được mài toàn thân, vắng mặt xương cốt động vật. Qua đợt khai quật này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra lớp văn hóa đầu thuộc sơ kỳ thời đại đá mới, lớp tiếp theo thuộc hậu kỳ thời đại đá mới, lớp cuối thuộc văn hóa Hạ Long. Tháng 12/1981, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) và Bảo tàng thành phố Hải Phòng đã tiến hành khai quật. Cấu tạo tầng văn hóa cho thấy địa tầng di chỉ có 15 lớp đất đào, với hai tầng văn hóa khảo cổ. Tầng văn hóa lớp I ở dưới, thuộc văn hóa Tiền Hạ Long; tầng văn hóa II ở trên thuộc văn hóa Hạ Long. Giữa hai tầng văn hóa có một lớp cát và sỏi biển dày 20cm ngăn cách. Một số hiện vật khai quật tại Hạ Long. Trong lần khai quật này đã phát hiện được 2 dấu tích bếp và 1 mộ táng. Căn cứ vào những vết xương còn lại trong mộ táng, có thể biết thi thể được chôn nằm co, lưng quay về phía tảng đá rất to gần vách đông của hố khai quật, đầu quay về phía tây, không thấy huyệt mộ và đồ tùy táng. Dựa vào những đặc tính trên sọ, trên xương hàm, khi nghiên cứu về giới tính và tuổi, PGS, TS Nguyễn Lân Cường đã cho rằng đây là di cốt của một cá thể nam, dựa vào độ mòn của răng, sự gắn liền của các khớp sọ ở mặt trong có thể đoán khoảng 50 - 60 tuổi. Đợt khai quật này thu được một số hiện vật bằng đá, gốm, với gốm chủ yếu nặn tay, độ nung không cao, không chín đều. Công viên đá xếp có niên đại 320 triệu năm trên Vịnh. Tháng 12/1986, Viện khảo cổ học tiến hành khai quật. Điểm mới đáng chú ý trong cuộc khai quật này là tỷ lệ công cụ cuội ghè đẽo ở đây rất cao, công cụ mài toàn thân rất hạn chế, không thấy bôn có vai, có nấc như các lần khai quật trước. Tỷ lệ gốm xốp kiểu Hạ Long rất thấp và không thật điển hình. Tháng 12/2006, Viện khảo cổ học, do PGS. TS. Nguyễn Khắc Sử làm trưởng đoàn cùng với Bảo tàng Hải Phòng và Phòng Văn hóa huyện Cát Hải lại tiến hành khai quật nhằm xác định phạm vi phân bố di chỉ Cái Bèo và mức độ bảo tồn giá trị của di tích làm cơ sở để xếp hạng di tích Quốc gia, bổ sung hiện vật trưng bày cho Bảo tàng Hải Phòng. Vị trí các hố khai quật ở địa điểm Cái Bèo năm 2022 (Ảnh: các đoàn khai quật Cái Bèo năm 2022). Dựa vào phân tích tổng hợp của các lần khai quật có thể dự đoán niên đại của các lớp văn hóa trong di chỉ Cái Bèo. Lớp văn hóa trên cùng thuộc văn hóa Hạ Long, hiện vật rìu, bôn đá được chế tạo với kỹ thuật mài hoàn thiện, đồ gốm được làm bằng bàn xoay, nhưng chưa xuất hiện kim loại đồng, nên thuộc hậu kỳ thời đại đồ đá mới. Trong lớp văn hóa này có mặt của đa số rìu tứ giác, cũng như gốm mỏng trang trí văn chấm dải, đặc biệt là chạc gốm cho thấy mối quan hệ rất gần gũi với các di vật thuộc văn hóa Phùng Nguyên như vậy lớp văn hóa trên của di chỉ Cái Bèo có thể có tuổi trong khoảng 4.000 đến 4.500 năm cách ngày nay. Lớp giữa của di chỉ Cái Bèo với kỹ thuật mài đá phát triển, song chưa đến mức hoàn thiện bên cạnh gốm bàn xoay, có gốm nặn tay có thể thuộc giai đoạn đầu của Hậu kỳ đá mới cách ngày nay trên dưới 5.000 năm. Tàn tích động vật Cái Bèo khai quật năm 2022. Lớp cuối cùng của di chỉ Cái Bèo chỉ có công cụ ghè đẽo, vắng mặt kỹ thuật mài, đồ gốm nặn bằng tay, còn thô sơ, trang trí văn đan, có thể thuộc Trung kỳ đá mới khoảng 6.000 – 7.000 năm cách ngày nay. Qua quan sát vị trí cảnh quan nơi cư trú, tổng thể di vật ở các lớp văn hóa di chỉ Cái Bèo, có thể hình dung được hình thức hoạt động kinh tế lúc bấy giờ. Tầng lớp văn hóa dày, nhiều lớp chứng tỏ cư dân thời cổ ở đây đã sống định cư lâu dài qua nhiều thời đại. Sự xuất hiện của xương răng động vật hoang dã và xương cá biển cho thấy trước đây cư dân Cái Bèo chuyên săn bắt, hái lượm và đánh cá. Bước sang giai đoạn văn hóa Hạ Long cư dân đã phát triển trồng trọt, chế tạo thuyền mảng để ra khơi. Sự có mặt ít ỏi của vòng tay và tinh thể thạch anh chứng tỏ cư dân Cái Bèo đã có ý thức về cái đẹp. "Cư dân Cái Bèo có sự dịch chuyển về không gian cư trú do tác động của môi trường." GS, TS Lâm Thị Mỹ Dung Ngoài ra, GS, TS Lâm Thị Mỹ Dung còn chỉ ra cư dân Cái Bèo có sự dịch chuyển về không gian cư trú do tác động của môi trường. Trong giai đoạn sớm từ 7.500 đến 6.500 năm BP, họ sống trong môi trường lục địa, gần bờ biển cổ, cư dân sống trong hang động đánh bắt các loài động vật cạn và nhuyễn thể nước ngọt, trong khi cư dân sống sát bờ biển đánh bắt hải sản, thu lượm sò, hàu và động vật biển thân mềm khác. Sau 6.500 năm cách ngày nay, khi biển tiến Holocene, cư dân sống sát chân núi và phát triển mạnh những hoạt động khai thác biển. Kết quả lần này cho thấy, ngay tại địa điểm Cái Bèo cũng có một quá trình dịch chuyển tương tự. Rõ ràng, Cái Bèo là một di chỉ khảo cổ học có ý nghĩa lớn không chỉ đối với việc nghiên cứu văn hóa Hạ Long mà còn là tư liệu quý để tìm hiểu văn hóa và lịch sử của cư dân miền Đông Bắc nước ta thời xa xưa. Văn hóa Hạ LongVăn hoá Hạ Long là một nền văn hoá có vai trò rất quan trọng trong nền văn minh Việt cổ, đánh dấu sự tiếp xúc khá phổ biến của cư dân Việt cổ với nền kinh tế biển, tạo ra nền văn hóa biển đặc sắc ở Việt Nam.Theo GS, TS Lâm Thị Mỹ Dung, thuật ngữ "Văn hóa Hạ Long" trong khảo cổ học ban đầu được biết đến với tên gọi "văn hóa Đanh Đô La" hay địa điểm Ngọc Vừng, do G.J. Anderson khai quật và đặt tên vào năm 1938. Sau đó, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã định nghĩa lại thuật ngữ này để mô tả các di tích khảo cổ tại những gò đất thấp, cồn cát ven biển hoặc các hang động đá vôi trên các đảo gần bờ thuộc vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam. Văn hóa này nổi bật với các di vật như rìu có vai, bôn có nấc mài toàn thân, bàn mài có rãnh mặt cắt ngang hình chữ “U” và đồ gốm xốp, tồn tại từ khoảng 5.800 đến 4.000 năm cách ngày nay. Một số hiện vật rìu đá.Những cư dân văn hóa Hạ Long giai đoạn đầu vẫn chịu ảnh hưởng của mực nước đại dương cao do vậy cũng như người Tiền Hạ Long, không gian sinh sống của người Hạ Long lúc bấy giờ cũng bị biển lấn, Nhưng cách đây 5.000 năm nước bắt đầu rút và cho đến 4.000 năm, nước hạ thấp, do vậy định hướng khai thác biển của cư dân văn hóa Hạ Long là một sự thích ứng với môi trường biển. Ngay tại địa điểm Cái Bèo cũng có thể nhận diện được xu hướng khai thác biển của cư dân Tiền Hạ Long (cư dân Tiền Cái Bèo và Cái Bèo) với cư dân Hạ Long giai đoạn sớm.Từ cách đây 5000 năm - 4000 năm trước Công nguyên, cư dân văn hóa Hạ Long đã có xu hướng khai thác biển để thích ứng với môi trường biển.Trong khi tầng văn hóa Tiền Hạ Long chứa các chứng cứ về khai thác đơn loài và cá có kích thức lớn thì ở tầng văn hóa Hạ Long cư dân khai thác các loại động vật mang “tính đa loài” với đặc trưng là các loài cá nhỏ, điển hình là các cụm xương cá kết tảng thuộc về nhiều loại cá khác nhau. Ở hang Bái Tử Long, địa điểm của văn hóa Hạ Long chủ yếu là các loài nhuyễn thể biển, một ít xương cá biển.Người Hạ Long cư trú ở ngoài trời và trong hang. Những địa hình chính là cồn cát, bãi triều cửa sông, ven biển. Đa số diện tích nơi cư trú của người Hạ Long rộng trung bình từ 1.500 m2 đến 4.500m2.Để chế tác công cụ, dụng cụ và đồ trang sức bằng đá, cư dân văn hóa Hạ Long đã lựa chọn và khai thác các loại đá khác nhau với tính chất phù hợp cho mỗi loại hình. Giai đoạn sớm, họ vẫn sử dụng nhiều loại công cụ ghè đẽo nhưng dần dần công cụ mài đã thay thế và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống hằng ngày. Một số hiện vật được khai quật tại hang Đông Trong (Vân Đồn, Quảng Ninh)Theo GS.TS Nguyễn Văn Kim, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong quá trình phát triển, Văn hoá Hạ Long có nguồn gốc bản địa, nhưng có nhiều yếu tố cấu thành nên văn hóa này có thể là kết quả của sự giao lưu, trao đổi với các nền văn hóa khác, đặc biệt ở giai đoạn muộn.Ngoài ra, dấu ấn văn hóa Hạ Long trải khắp trên mọi vùng lãnh thổ trung du, đồng bằng Bắc Bộ, nơi khai sinh nền văn minh sông Hồng, văn minh Việt Nam thời sơ sử. Thông qua văn hóa Hạ Long, một cửa ngõ giao lưu, mà nền văn minh Việt cổ luôn nhận được những cơ hội thuận lợi nhất cho quá trình phát triển của mình."Hạ Long đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ tiền sử và sơ sử, với các yếu tố khai thác nguồn lợi từ biển, sớm thích ứng với điều kiện tự nhiên. Họ còn sớm thích ứng, xác lập nhiều mối giao lưu, trao đổi trên biển, thiết lập các tuyến hải thương."GS.TS Nguyễn Văn KimGS.TS Nguyễn Văn Kim cho rằng, dựa trên các nghiên cứu Khảo cổ học, Nhân học, Văn hóa học... có thể thấy, Hạ Long đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ tiền sử và sơ sử, với các yếu tố khai thác nguồn lợi từ biển, sớm thích ứng với điều kiện tự nhiên. Họ còn sớm thích ứng, xác lập nhiều mối giao lưu, trao đổi trên biển, thiết lập các tuyến hải thương."Chính người Hạ Long đã góp phần lớn vào quá trình kiến tạo nền văn minh Việt cổ"PGS, TS Hà Hữu NgaỞ cư dân Hạ Long - biển đảo Đông Bắc đã có sự giao thoa, tiếp biến văn hóa và cuối cùng thống nhất trong văn hóa Đông Sơn, cơ tầng của văn minh Việt cổ, nhưng vẫn luôn mở rộng cửa đón nhận và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. GS.TS Nguyễn Văn Kim cũng trích lời của PGS, TS Hà Hữu Nga: “Và còn có thể nói rằng, chính người Hạ Long đã góp phần lớn vào quá trình kiến tạo nền văn minh Việt cổ”. Ngày xuất bản: 14/11/2024Nội dung: TUYẾT LOANTrình bày: NGỌC LINHẢnh: THÀNH ĐẠT, GS, TS LÂM THỊ MỸ DUNG, CỔNG THÔNG TIN TỈNH QUẢNG NINH, BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA, BAN QUẢN LÝ VỊNH HẠ LONG, BẢO TÀNG QUẢNG NINH Trở về đầu trang Hạ Long Văn minh cổ đại văn hóa biển đặc sắc 2 Tổng số:9 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10