Hệ thống Cảm biến sợi quang phân tán trên cơ sở silica (DFOS) thường được sử dụng cho các cơ sở hạ tầng như cầu, đường cao tốc và thiết kế tòa nhà để chịu áp suất, độ ẩm và thiên tai như động đất. Nhưng trong một công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã áp dụng công nghệ này cho robot y sinh.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cornell công bố báo báo công
trình nghiên cứu này trên tạp chí Khoa học (Science). Nhóm khoa học phát triển
một thiết bị cảm biến bàn tay mới gắn các robot nhỏ, có thể co giãn, sử dụng
ánh sáng để theo dõi và ghi nhận các chuyển động phức tạp của tay.
Năm 2016, Phòng thí nghiệm robot hữu cơ của Robert Shepherd phát
triển một robot mềm có độ nhạy cảm ứng bằng phương pháp sử dụng các ống dẫn
sóng quang học có thể co giãn. Công nghệ này lấy cảm hứng từ "cảm biến ...
được tích hợp trong cơ thể" con người. Vào thời điểm đó, nhóm nghiên cứu
không thể xác định vị trí của xúc giác đến từ đâu.
Găng tay có cảm biến co giãn
"Bằng cách theo dõi những thay đổi về màu sắc và cường
độ", trong báo cáo về công trình nghiên cứu, các tác giả viết, các robot
phân biệt chính xác những chuyển động kích thích như uốn cong, kéo căng và ấn cục
bộ thời gian thực. Điều này có thể làm thay đổi tương lai của những bộ phận giả
như chân tay có được cảm giác thực tế hơn.
Hedan Bai giải thích, những loại cảm biến co giãn trước đây
không thể phân biệt được sự khác biệt giữa những thông tin đầu ra như chuyển động
của ngón tay so với áp lực trên lòng bàn tay. Cần có những thuật toán Máy học để
những vật liệu trở nên hữu ích trong y sinh.
Robot y tế thường sử dụng thị giác để thực hiện các phép đo.
Shepherd giải thích: "Chúng tôi biết rằng những vật liệu mềm có thể bị biến
dạng theo nhiều cách rất phức tạp, có tính tập hợp và nhiều biến dạng xảy ra
cùng một lúc."
Để giải quyết những hạn chế kỹ thuật, nhóm nghiên cứu đã kết
hợp Hệ thống cảm biến ánh sáng từ DFOS với thiết bị điện tử co dãn và rô bốt mềm,
chế tạo một chiếc găng tay cảm biến. Găng tay này có những sợi quang đàn hồi
lõi kép đo chuyển động đồng thời có các vùng nhuộm màu có hoa văn. Cả hai lõi của
sợi quang có chip cảm biến màu đỏ-xanh lá-xanh lam.
Nhóm nghiên cứu
Cornell trong Phòng thí nghiệm Robot hữu cơ thiết kế một chiếc găng tay in 3D
được lót bằng các cảm biến sợi quang có thể co giãn sử dụng ánh sáng, có thể
phát hiện những biến dạng thời gian thực.
Đo cường độ ánh sáng theo màu sắc cho phép nhóm khoa học thực
hiện các phép đo chính xác những chuyển động khác nhau mà không cần sử dụng các
thuật toán máy học.
Găng tay in 3D do nhóm khoa học phát triển có chứa một đường
dẫn ánh sáng có thể co giãn cho các sợi cảm biến đa phương thức (SLIMS) trên mỗi
ngón tay để theo dõi chuyển động của người đeo. Shepherd giải thích rằng, công
nghệ này giống như sử dụng thị giác để đo lường xúc giác.
Ánh sáng trắng đi qua lõi kép khi không có chuyển động. Khi
một ngón tay di chuyển, găng tay sẽ sáng lên với những màu khác nhau cho biết vị
trí và kiểu chuyển động. Sau đó, thông tin được gửi đến máy tính thông qua
Bluetooth để tái tạo mô hình chuyển động thời gian thực.
Bà Bai cho biết, công nghệ này có thể được sử dụng trong y
sinh học để đo lường các cường độ kích thích mà bệnh nhân cảm nhận thấy ở các
cơ quan trên cơ thể.
Ngoài những ứng dụng trong y sinh học, nhóm cũng phát triển
nghiên cứu theo hướng, những cảm biến SLIMS có thể được ứng dụng trong các hệ
thống thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR / AR)
Shepherd cho biết, mặc dù AR và VR dựa trên trải nghiệm chuyển
động, "nhưng không có cảm ứng." Một ví dụ đơn giản của ứng dụng này
là mô phỏng thực tế ảo AR không chỉ hướng dẫn người người sử dụng thiết bị đo
được áp suất và chi tiết hóa những chuyển động cần thiết để giải quyết công việc.
Sau này, mô phỏng AR sẽ không chỉ hướng dẫn người mặc cách
thay lốp mà còn có thể đo áp suất và chuyển động cần thiết để hoàn thành nhiệm
vụ.