Bộ tách sóng quang hữu cơ (OPD) trong những năm gần đây có được sự quan tâm đặc biệt do có khả năng chế tạo những ứng dụng công nghệ có cảm biến ánh sáng diện tích lớn.
Một trong những ứng dụng ban đầu của bộ tách sóng quang hứu
cơ (OPD) là các nhà sản xuất điện thoại thông minh hướng tới cảm biến màn hình
toàn mặt, không sử dụng phần cảm biến vân tay của nút Home. Thay vào đó, các
nhà sản xuất sẽ áp dụng giải pháp sang trọng hơn là triển khai cảm biến vân tay
màng mỏng trên toàn bộ màn hình.
Một nhóm nhà khoa học, do Giáo sư Gerwin Gelinck dẫn đầu thuộc
Trung tâm Holst ở Eindhoven, Hà Lan, trong một công trình nghiên cứu gần đây,
được công bố trên tạp chí Advanced Materials Technologies (Công nghệ Vật liệu
Tiên tiến), đã giới thiệu một lớp công nghệ cảm biến diện tích lớn, linh hoạt
phát hiện dấu vân tay với độ phân giải cao.
Có độ dày dưới 0,2 mm, không có lăng kính cồng kềnh hoặc bộ
phận chuyển động, những cảm biến mới có thể được nhúng vào vật thể, ví dụ như
điện thoại di động và tay nắm cửa, tạo ra các hệ thống kiểm soát truy cập vô
hình nhưng an toàn.
Trên cơ sở bảng nối bóng bán dẫn oxit 508 ppi kết nối với một
điốt quang hữu cơ in cùng, cảm biến có thể được chế tạo cùng với các quy trình
sản xuất màn hình hiển thị phẳng.
Các cảm biến đọc dấu vân tay bằng phương pháp phát hiện và
nhận biết dải ánh sáng nhìn thấy, phản xạ từ bề mặt da và có thể thu nhận được
đến chi tiết cấp 3, tức là những lỗ chân lông và mồ hôi nhỏ trên đầu ngón tay,
đáp ứng các tiêu chuẩn của FBI.
a) Hình ảnh dấu vân tay thu được bằng cảm biến hình ảnh. b)
Hình ảnh dấu vân tay sau khi hiệu chỉnh điểm ảnh bù / tăng / sửa pixel phi chức
năng. c) Cận cảnh (b), có thể nhìn thấy rõ các lỗ chân lông.
Những cảm biến mới này cũng có thể phát hiện ánh sáng xuyên
qua da trước khi phản xạ. Ưu thế này cho phép cảm biến cảm nhận được nhịp tim theo
những thay đổi mao mạch máu trên ngón tay, có thể xác minh được, dấu vân tay là
của người sống.
Các nhà khoa học cho biết, sử dụng các vật liệu điốt quang
khác nhau, các cảm biến có thể được mở rộng sang những bước sóng khác như tia hồng
ngoại cận gần.
Điều này có thể kích hoạt các chế độ xác minh nhận dạng mới,
chẳng hạn như xác định mẫu các đường tĩnh mạch trên bàn tay, được cho là dấu vết
cụ thể của mỗi một cá nhân hơn là dấu vân tay.
Gerwin Gelinck, Giám đốc công nghệ Trung tâm Holst, giáo sư
Khoa Vật lý Ứng dụng tại Đại học Công nghệ Eindhoven ở Hà Lan cho biết: “Màn
trình diễn cảm biến vân tay linh hoạt cho thấy tính linh hoạt và sự hoàn thiện của
công nghệ cảm biến quang hữu cơ linh hoạt. Với công nghệ cơ bản đã được sử dụng
trong ngành công nghiệp màn hình phẳng, hiện đã có một lộ trình nhanh chóng để
đưa vào sản xuất, nhóm nghiên cứu đang làm việc với các đối tác công nghiệp để hiện
thực hóa công nghệ nhận dạng này trên lĩnh vực thương mại."