Các nhà khoa học thuộc Đại học Monash, RMIT và Đại học Adelaide, Úc đã phát triển một phương pháp chính xác điều khiển các mạch quang học trên các bản mạch tích hợp quang tử có kích thước chỉ nhỏ bằng móng tay.
Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Optica, phát
triển trên cơ sở kết quả công trình của chính nhóm nghiên cứu, đã chế tạo thành
công chip quang tử tự hiệu chỉnh đầu tiên trên thế giới.
Chip quang tử. Ảnh Tech Xplore
Quang tử, hay kỹ thuật sử dụng các hạt ánh sáng để lưu trữ
và truyền thông tin là một lĩnh vực đang phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo
công nghệ mới nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả và bền vững hơn cho nhân loại.
Các mạch tích hợp quang tử có thể lập trình (PIC), cung cấp những
chức năng xử lý tín hiệu đa dạng trong một chip duy nhất và đưa ra những giải
pháp đầy hứa hẹn cho các ứng dụng từ truyền thông quang học đến trí tuệ nhân tạo
(AI) mô phỏng trí tuệ con người.
Cho dù đó là tải phim từ Internet xuống hay duy trù vệ tinh
hoạt động ổn định, quang tử sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của nhân loại, cách
mạng hóa công suất xử lý của thiết bị quy mô lớn vào một con chip có kích thước
chỉ bằng móng tay người.
Đầu năm 2022, các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash, RMIT và
Đại học Adelaide đã phát triển một mạch quang tử tiên tiến, có thể thay đổi tốc
độ và quy mô của công nghệ quang tử. Nhưng khi quy mô và độ phức tạp của PIC
tăng lên, việc mô tả đặc tính, từ đó hiệu chuẩn mạch quang tử trở nên khó khăn
hơn.
GS Mike Xu thuộc Đại học Monash cho biết "Chúng tôi đã
thêm một đường dẫn tham chiếu chung vào chip, cho phép đo ổn định và chính xác
độ dài (pha, độ trễ thời gian) và sự mất mát công suất".
"Nhóm nghiên cứu đã phát minh ra một phương pháp mới,
phương pháp trì hoãn phân đoạn. Sử dụng phương pháp này, chúng tôi có thể tách
biệt thông tin mong muốn từ những thông tin nhiễu loạn cho những ứng dụng chính
xác hơn."
Các chip trước đây được
đo/hiệu chuẩn bằng phương pháp kết nối với thiết bị bên ngoài phức tạp và đắt
tiền (được gọi là máy phân tích mạng vector), nhưng các kết nối máy với chip
gây ra lỗi pha do rung động và thay đổi nhiệt độ. Bằng giải pháp đặt đường dẫn tham
chiếu trên chip, các phép đo thực tế
không bị ảnh hưởng bởi những lỗi pha này.
GS Arthur Lowery, Thành viên đoạt giải ARC từ Khoa Kỹ thuật
và Công nghệ Hệ thống Điện và Máy tính tại Đại học Monash cho biết.
"Trong nghiên cứu trước đây của nhóm, chúng tôi sử dụng
phương pháp “Kramers Kronig” để loại bỏ những lỗi không mong muốn khỏi các phép
đo mong muốn, nhưng phương pháp phân số yêu cầu ít năng lượng quang học hơn để
hiệu chuẩn với độ chính xác theo yêu cầu,"
"Kết quả đạt được này có nghĩa là chúng tôi có thể có
được các phép đo đáng tin cậy về trạng thái của chip, từ đó có thể lập trình
chính xác cho ứng dụng mong muốn, chẳng hạn như nhận dạng các mẫu trong máy
tính quang học hoặc áp đặt tăng thêm dung lượng từ mạng truyền thông quang học."
Sơ đồ khái niệm của phương pháp phục hồi pha dựa trên đường tham chiếu độ trễ phân số. Chip này bao gồm một lõi xử lý tín hiệu và một đường dẫn tham chiếu với độ trễ phân đoạn. Ảnh Optica.
Nghiên cứu này bổ sung cho công trình nghiên cứu, đã bắt đầu
vào năm 2020 với nỗ lực phát triển chip microcomb quang học mới, có thể truyền
30 terabit mỗi giây, gấp 3 lần mức độ truyền dữ liệu kỷ lục với toàn bộ Mạng
băng thông rộng quốc gia.
Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, trong Trung tâm vi tổ
quang cho khoa học đột phá của Hội đồng Nghiên cứu Úc “ARC Center of Excellence
for Optical Microcombs and Breakthrough Science” (COMBS) mới được công bố, nhóm
nghiên cứu sẽ khám phá phương thức mà những chip quang tử có thể sử dụng nhiều
bước sóng để đạt được khả năng xử lý thông tin siêu nhanh và Trí thông minh
Nhân tạo.
TS. Andy Boes từ Đại học Adelaide nói: "Mức độ phức tạp
của các mạch tích hợp quang tử đang tăng lên nhanh chóng, đòi hỏi phải có một kỹ
thuật đột phá để có thể hiệu chỉnh và kiểm soát bản mạch. Kỹ thuật mà nhóm
nghiên cứu phát triển đã vượt qua thách thức này, đảm bảo các mạch quang học có
thể được sử dụng với độ tin cậy cho các ứng dụng cần xử lý thông tin siêu nhanh
và Trí tuệ Nhân tạo mô phỏng tư duy con người".