Sự sống trên trái đất phụ thuộc vào mặt trời, nguồn năng lượng sống của nhân loại, được khai thác trực tiếp thông qua công nghệ năng lượng mặt trời hoặc gián tiếp như gió, sóng và chu trình sinh trưởng vật liệu sinh học mà con người sử dụng như nguồn năng lượng sống.
Khi thế giới đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, sứ
mệnh khai thác tối đa nguồn năng lượng tái tạo này trở nên quan trọng hơn bao
giờ hết.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đề xuất, ngoài việc cung cấp điện
bằng công nghệ năng lượng mặt trời hiện tại, có thể làm nhiều hơn từ ánh sáng mặt
trời.
Các nhà khoa học từ Đại học Khoa học và Công nghệ King
Abdullah (KAUST) Ả rập Xê út đã nghiên cứu phát triển giải pháp, liên kết pin mặt
trời với hệ thống lọc nước để sản xuất nước ngọt ở những nơi khan hiếm.
Khử mặn nước biển là quá trinh tiêu hao năng lượng rất lớn
Ngày nay, khan hiếm nước ngọt là một trong những thách thức
hàng đầu mà thế giới phải đối mặt. Mặc dù không phải là một vấn đề phổ biến, gần
một nửa dân số toàn cầu sống ở những vùng khan hiếm nước ít nhất một tháng mỗi
năm, thống kê cho thấy số liệu này có thể tăng đến khoảng 4,8 - 5,7 tỷ người
vào năm 2050.
Ở những vùng tiếp cận với nước biển, khử muối trở thành một
phương pháp duy nhất tạo ra nước ngọt.
Do tốc độ và năng lực sản xuất nước cao, những công nghệ khử
mặn nước biển truyền thống góp phần duy trì xã hội loài người chống lại tình trạng
khan hiếm nước nghiêm trọng.
Công nghiệp khử mặn nước biển toàn cầu có tới 45% dành cho
nhu cầu ở Trung Đông. Nhưng những công nghệ hiện này có chi phí đầu tư rất lớn
và tiêu thụ nguồn năng lượng lớn trong quá trình hoạt động. Tại Ả rập Xê út, phần
lớn năng lượng điện sản xuất ra được sử dụng để khử mặn nước biển.
Công nghệ chưng cất nước bằng màng quang điện
Để giảm thiểu năng lượng tiêu thụ trong quá trình cần thiết,
các nhà nghiên cứu của KAUST nghiên cứu chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời
để để khử mặn, trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Peng Wang và các nghiên cứu sinh
tiến sĩ của ông Sara Aleid và Wenbin Wang giới thiệu một công nghệ mới, được đặt
tên là chưng cất màng quang điện (PV-MD).
Theo nguyên lý chung, các hệ thống quang điện sử dụng năng
lượng mặt trời để di chuyển các hạt mang điện (electron) tự do trong chất bán dẫn
silicon, tạo ra năng lượng điện. Khi quá trình này diễn ra, nhiệt cũng hình
thành trong các tế bào quang điện, nhiệt năng này thải ra ngoài và không được sử
dụng.
Chính vì vậy, nhóm KAUST đặt mục tiêu sử dụng công nghệ
NewPV-MD chuyển đổi nhiệt thải từ các bộ thu năng lượng mặt trời thành một nguồn
năng lượng phục vụ cho quá trình chưng cất nước.
Nhóm KAUST chứng minh rằng, một thiết bị chưng cất màng
quang điện (PV-MD) có thể sản xuất ổn định nước sạch (> 1,64 kg/ m2/ h) từ
nước biển và các nguồn nước bị ô nhiễm khác đồng thời có hiệu suất phát điện
không thay đổi (> 11%) bởi một thành phần photovoltaic (PV) dưới một bức xạ
Mặt trời.
Công nghệ lọc nước biển cho gia đình và khu dân cư ít người.
Nguyên tắc của tổ hợp pin mặt trời và khử mặn nước biển công nghệ PV-MD.
Thiết kế sử dụng pin mặt trời thương mại làm thành phần
quang điện cho sản xuất điện và thành phần quang nhiệt để sản xuất nước sạch
cùng một lúc. Tốc độ sản xuất nước sạch cao nhờ thiết bị chưng cất có cấu trúc
màng nhiều giai đoạn (MSMD), lắp đặt ở mặt sau của pin mặt trời, hấp thụ nhiệt năng
khiến nước bốc hơi và được ngưng tụ trong từng giai đoạn chưng cất.
Công nghệ tiện ích hai trong một
Đây là công nghệ thông minh sử dụng năng lượng mặt trời để
có thể vừa phát điện vừa chưng cấp nước sạch, giảm đáng kể vốn đầu tư vốn do
cùng một hệ thống lắp đặt. một nhà máy điện mặt trời còn có tính năng nhà máy sản
xuất nước ngọt.
Ông Wang cho biết, công nghệ PV-MD rất phù hợp và có khả
năng thương mại cao trong việc cung cấp nước và điện cho các vùng khan hiếm nước
cả trên lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật.
Nhóm nghiên cứu Ả rập Xê út chứng minh được, công nghệ PV-MD
sản xuất tại chỗ nước sạch, có thể trực tiếp uống được từ nhiều nguồn khác nhau
như nước biển, sông, hồ, nước ngầm và nước thải công nghiệp.
Theo nhóm nghiên cứu, ấn tượng nhất của công nghệ PV-MD là tích
hợp sản xuất tập trung cả nước và điện cho các điểm tiêu thụ, chẳng hạn như các
khu dân cư cách xa nguồn điện lưới, cộng đồng có dân số vừa và nhỏ. Công nghệ
này sẽ giảm chi phí truyền tải điện đường dài và vận chuyển nước bằng các
phương tiện thông thường. Đặc biệt, công nghệ này rất phù hợp với các địa bàn
dân cư trên đảo và ven biển vùng xa các trung tâm công nghiệp.
Các bước tiếp theo sẽ liên quan đến việc phát triển công nghệ
này thành sản phẩm thương mại. Nhóm nghiên cứu Ả rập Xê út hy vọng rằng, một
ngày gần đây, công nghệ PV-MD sẽ được phổ biến rộng rãi, trở thành thiết bị
cung cấp nước uống phổ thông, giá rẻ, dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.
Nguồn: Báo KH&ĐS
Trịnh Thái Bằng