Trong hai thập kỷ qua, hydrogel trở thành vật liệu phổ biến trong các lĩnh vực y học tái tạo, như kỹ thuật tạo mô do tính tương thích sinh học, tính linh hoạt và khả năng đóng vai trò nền tảng cho sự gắn kết và tăng trưởng của tế bào mới.
Sự phát triển của công nghệ trong tương lai sẽ loại bỏ nhu cầu
về người hiến tạng, cho phép các bác sĩ tái tạo mô và cơ quan bị tổn thương bằng
giải pháp sử dụng tế bào của chính bệnh nhân.
Hydrogel thường bao gồm các mạng lưới polymer hấp thụ nước, tạo
ra một cấu trúc xốp cho phép khuếch tán oxy và chất dinh dưỡng, đồng thời phân
hủy an toàn khi chức năng đặt ra hoàn thành, để lại các mô tái tạo khỏe mạnh.
Nhưng hydrogel dẻo không thể được áp dụng cho những phương
pháp điều trị yêu cầu độ bền và ổn định cấu trúc, ví dụ như tạo lại các mô
xương bị tổn thương.
“Mặc dù tương tự như
mô tự nhiên của cơ thể con người, nhưng hydrogel, như đã biết rất khó được sử dụng
để tái tạo mô do do bản chất vật liệu mềm yếu và cấu trúc không ổn định.
Tiến sĩ Behnam Akhavan thuộc trường Đại học Sydney Úc “Univeristy
of Sydney” cho biết, hydrogel không dễ dàng bám vào chất rắn, do đó thường
không thể được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi tính bền vững cơ học.
Một nhóm các nhà khoa học do tiến sĩ Behnam tiến hành công
trình nghiên cứu, phối hợp với giáo sư Marcela Bilek nhằm giải quyết vấn đề này,
công trình được công bố trên Tạp chí Vật liệu Chức năng Tiên tiến “Advanced
Function Materials” có nội dung phát triển một công nghệ plasma phổ dụng mới, gắn
kết hydrogel vào những vật liệu polyme cứng, chẳng hạn như sợi tơ với polymer
Teflon và polystyrene, sử dụng các phân tử gốc nhúng bề mặt.
Kỹ thuật này được gọi là cấy ion nhúng plasma (PIII), là một
phương pháp không cần thuốc thử (chất thúc đẩy phản ứng) để tạo liên kết cộng
hóa trị và có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như hàng không, vi điện tử và y học.
Trong kỹ thuật PIII, các nhà khoa họcsử dụng các xung điện
áp cao làm tăng tốc các ion, tạo ra từ plasma đi qua hydrogel về phía bề mặt
polymer, xâm nhập vào bề mặt polymer và hình thành một lớp gốc phản ứng cộng
hóa trị trong quá trình di chuyển.
Sơ đồ minh họa cho thấy việc sử dụng các gốc nhúng bề mặt, được tạo ra thông qua cấy ion nhúng plasma (PIII), tạo liên kết cộng hóa trị hydrogel trên vật liệu polymer.
Quá trình dịch chuyển các ion dẫn đến sự gắn kết cộng hóa trị
giữa hai lớp, khi các phân tử trong hydrogel tiếp xúc với bề mặt polyme sẽ hút
những gốc phân tử nhúng được hình thành trên bề mặt.
Quy trình tác động plasma được thực hiện trong một lần duy
nhất, không tạo ra chất thải và không yêu cầu thêm hóa chất, có thể gây hại cho
môi trường.
Bilek cho biết: “Quy trình plasma độc đáo này cho phép kích
hoạt tất cả các bề mặt của cấu trúc phức tạp, xốp, ví dụ như bộ khung để gắn
các phân tử sinh học và hydrogel bằng phương pháp cộng hóa trị”.
“Công nghệ tiên tiến
này cho phép tạo ra các bộ khung polyme có hình dạng phức tạp về mặt cơ học, có
thể liên kết cộng hóa trị với hydrogel, giúp chúng ta tiến gần hơn đến việc mô
phỏng các đặc điểm của những mô tự nhiên trong cơ thể.”
Để chứng minh khả năng sinh học của hydrogel lai ghép, nhóm nghiên
cứu chức năng hóa bề mặt hydrogel bằng fibronectin, một loại protein liên quan
đến những quy trình của tế bào như kết dính tế bào, tăng trưởng và di chuyển.
Các nhà khoa học đã phát hiện được các liên kết chéo hóa học được, kết nối
fibronectin với hydrogel.
Các tế bào trên hydrogel, sau khi được xử lý bề mặt bằng cấy
ion ngâm plasma (PIII) trong quá trình thí nghiệm cho thấy sự kết dính và phát
triển lan rộng.
Nhóm nghiên cứu viết: “Khả năng duy trì chức năng sinh học tự
nhiên của các protein ECM (nhóm protein hình thành mô) khi được gắn vào cấu
trúc cho thấy khả năng có thể hướng dẫn phát triển tế bào, tạo thành các mô cho
những ứng dụng sinh học theo yêu cầu.
“Kết quả nghiên cứu
khoa học cho thấy, những gốc phân tử chức năng polymer cho phép tạo ra những nền
tảng vững chắc tuyệt vời, tạo ra các cấu trúc lai ghép hydrogel – polymer ổn
đinh, đáp ứng được các ứng dụng trong kỹ thuật y sinh, phát triển nhân tạo mô
cơ thể con người.”