Ngày 2/4, Công ty Công nghệ Tianbing Bắc Kinh, còn được gọi
là Space Pioneer phóng thành công một tên lửa kerosene-oxygen,
trở thành công ty tư nhân đầu tiên của Trung Quốc đưa một tên lửa đẩy nhiên liệu
lỏng vào không gian trong một bước tiến mới của tiến trình phát triển tên lửa
tái sử dụng.
Công ty Tianbing Bắc Kinh - Space Pioneerphóng thành công tên lửa vận tải nhiên liệu lỏng Thiên Long -2 TL2 Y1 lên quỹ đạo trái đất. Video SciNews
Các công ty công nghệ tự nhân Trung Quốc đang đổ xô vào lĩnh
vực kinh doanh vũ trụ kể từ năm 2014, khi nhà nước cho phép tư nhân đầu tư vào lĩnh
vực thương mại vũ trụ này. Nhiều công ty khởi nghiệp bắt đầu bằng chế tạo vệ
tinh không gian với những chức năng khác nhau, một số công ty khác như Beijing
Tianbing tập trung vào hướng phát triển tên lửa tái sử dụng, có thể cắt giảm
đáng kể chi phí sứ mệnh thám hiểm và khai thác không gian.
Tên lửa sử dụng một lần Tianlong-2 “Thiên Long” trong tiếng
Trung Quốc, do công ty Beijing Tianbing phát triển. Tên lửa đã phóng thành công
vào quỹ đạo từ Trung tâm phóng tên lửa Tửu Tuyền (Jiuquan) phía tây bắc Trung
Quốc ngày 2/4, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Tên lửa vận tải thương mại vũ trụ dài 35 mét, khối lượng phóng
150 tấn. Tên lửa cỡ trung bình là một phương tiện phóng 3 giai đoạn sử dụng hỗn
hợp nhiên liệu kerosene-oxygen. Loại tên lửa này có thể đáp ứng
nhu cầu kinh doanh vận tải vũ trụ của Trung Quốc do chi phí thấp, độ tin cậy
cao, phản ứng nhanh cho các vụ phóng vệ tinh nhỏ và những chòm sao vệ tinh quy
mô lớn.
Tên lửa vận tải sử dụng động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu lỏng kerosene-oxygen
được thiết kế do động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn không thể điều chỉnh
dòng nhiên liệu. Động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu lỏng có khả năng kiểm soát chuyến
bay tốt hơn và có thể điều chỉnh theo mục đích sử dụng. Điển hình là tên lửa vận
tải Falcon 9 của SpaceX có khả năng quay trở lại Trái đất trong điều kiện hạ
cánh thẳng đứng có kiểm soát.
Công ty Tianbing Bắc Kinh tuyên bố vừa nhận được một khoản đầu
tư lớn, được sử dụng cho phát triển và phóng tên lửa Tianlong-3 có kích thước lớn
hơn, giai đoạn thứ nhất có thể tái sử dụng. Công ty cũng thông báo sẽ phát triển
một biến thể mới, lớn hơn cả Tianlong-3, tương tự như Falcon Heavy của SpaceX.
Phát triển các tên lửa tái sử dụng, công ty Tianbing Bắc
Kinh hy vọng sẽ thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng những chòm sao vệ tinh
thương mại của Trung Quốc, được lên kể hoạch trong dự án xây dựng hệ thống
internet vệ tinh tốc độ cao, phục vụ cho sự phát triển của Trung Quốc trong thập
kỷ này.
Trong kế hoạch 5 năm mới nhất giai đoạn
2021-2025, chính phủ Trung Quốc kêu gọi xây dựng một mạng lưới internet vệ tinh
tích hợp phục vụ cho thông tin liên lạc, viễn thám và dẫn đường vệ tinh. Theo
CCTV, Trung Quốc hiện đang sở hữu hơn 400 vệ tinh với những chức năng khác nhau
trong không gian, bao gồm cả các vệ tinh phục vụ cho thương mại và dịch vụ.