Cửa sổ thông minh, còn gọi là cửa sổ đổi mầu hoặc kính thông minh, thay đổi màu sắc dựa trên cường độ ánh sáng mặt trời dựa trên cơ sở hiện tượng điện hóa, vật liệu thay đổi màu sắc (hoặc chuyển từ trong suốt sang mờ đục) dưới tác dụng của điện áp.
Công nghệ này đang thu hút sự quan tâm của các kỹ sư xây dựng
có thể giảm hóa đơn tiền điện nhờ giảm thiểu cường độ ánh sang mặt trời trong
mùa hè chiếu vào nhà, sử dụng nguồn sáng tự nhiên tạo ra năng lượng.
Nhưng chúng ta cũng cần cửa sổ thay đổi màu sắc theo độ ẩm ngoài
trời, ví dụ trong mùa gió mùa hoặc những ngày nóng nực oi bức mùa hè?
Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học, dẫn đầu là giáo
sư tiến sĩ Jun Suk Rho, thuộc Khoa Kỹ thuật Hóa học, Đại học Khoa học và Công
nghệ Pohang (POSTECH), Pohang, Hàn Quốc gần đây phát triển công nghệ cơ bản cho
những cửa sổ thông minh, thay đổi màu sắc theo sự biến đổi của độ ẩm, không cần
nguồn điện.
Các cảm biến dùng nguồn năng lượng ánh sáng được sử dụng rộng
rãi, từ đo nhịp tim trong điện tâm đồ, đến chất lượng không khí hoặc khoảng
cách.
Nguyên tắc cơ bản dùng nguồn ánh sáng để phát hiện những
thay đổi của môi trường xung quanh là sử dụng sự chuyển đổi bước sóng ánh sáng
thành tín hiệu số, có thể được thực hiện bằng cách dùng các cấu trúc, được gọi
là bộ cộng hưởng.
Nhiều cảm biến tận dụng hiệu ứng Giao thoa Fabry-Perot, theo
nguyên lý này nhiều chùm ánh sáng phản xạ sẽ giao thoa với nhau khi ánh sáng
chiếu qua một khoang không gian, giới hạn bởi hai bề mặt song song, tạo ra bằng
cách sử dụng các màng mỏng.
Như đã biết, bước sóng cộng hưởng của ánh sáng truyền qua có
thể điều khiển được theo độ dày và chỉ số khúc xạ lớp điện môi.
Tuy nhiên, các vật liệu hiện nay nhược điểm lớn, đó là không
thể kiểm soát được chiều dài các bước sóng ánh sáng truyền qua, khiến việc sử dụng
vật liệu hiện có trong những cảm biến biến đổi trở gặp khó khăn.
Để giải quyết thách thức này, nhóm nhà khoa học Hàn Quốc
phát triển thành công bộ lọc màu thay đổi từ bộ cộng hưởng kim loại – hydrogel-
kim loại, sử dụng polymer chitosan trên cơ sở hydrogel làm chất điện môi, kết hợp
bộ lọc màu với pin mặt trời để tạo ra cảm biến độ ẩm tự cấp nguồn.
Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Vật liệu
Quang tiên tiến (Advanced Optical Materials).
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khi chitosan hydrogel được chế
thành cấu trúc màng mỏng kim loại hydrogel, bước sóng cộng hưởng của ánh sáng
truyền qua vật liệu thay đổi theo thời gian thực, phụ thuộc vào độ ẩm của môi
trường.
Một bộ cộng hưởng Pérot Fabry điều chỉnh được thực hiện bằng
cách sử dụng cấu trúc kim loại cách điện kim loại, trong đó chất cách điện là
chitosan hydrogel.
Chitosan bị phồng lên hoặc co lại theo những thay đổi về độ ẩm
môi trường xung quanh; ảnh hưởng đến cấu trúc màu sắc truyền qua kết cấu đa lớp.
Bộ cộng hưởng có thể điều chỉnh này được sử dụng cho cảm biến độ ẩm kết hợp với
tế bào quang điện.
Sự thay đổi dòng điện qua tế bào quang điện cung cấp phép đo
chính xác nhanh chóng về độ ẩm tương đối và sự thay đổi màu sắc của đa lớp cung
cấp một ước tính gần đúng, có thể dễ dàng nhận thấy. Hiện tượng phản hồi không
cần cấp nguồn điện, do đó thiết bị có thể ứng dụng cho nhiều loại cảm biến.
Sử dụng cơ chế này, nhóm nhà khoa học Hàn Quốc thiết kế và phát
triển một cảm biến độ ẩm, có thể chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành điện năng
bằng phương thức kết hợp pin mặt trời với bộ lọc ánh sáng biến đổi bước sóng
làm từ vật liệu kim loại – hydrogel - kim loại cấu trúc siêu vật liệu, thay đổi bước sóng cộng hưởng tùy thuộc vào độ
ẩm bên ngoài.
Nguyên tắc thiết kế là chồng lấp bước sóng cộng hưởng bộ lọc
với bước sóng ánh sáng thay đổi nhanh mà pin mặt trời hấp thụ. Bộ lọc này được
thiết kế nhằm thay đổi lượng hấp thụ ánh sáng của pin mặt trời, phụ thuộc vào độ
ẩm làm thay đổi điện áp, kết quả là phát hiện sự thay đổi độ ẩm xung quanh.
Không giống như các cảm biến độ ẩm quang học thông thường,
những cảm biến mới. được các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển hoạt động trong bất
kể nguồn ánh sáng, dù đó là ánh sáng tự nhiên, LED hay nguồn sáng trong nhà.
Hơn thế nữa, hoạt động của các cảm biến không chỉ hoạt động
không cần nguồn điện bên ngoài, mà dựa trên màu của bộ lọc còn có thể xác định
được độ ẩm không khí.
Giáo sư Jun Suk Rho, lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết: Công
nghệ cảm biến này có thể được sử dụng ở những nơi có điều kiện đặc biệt, như lò
phản ứng hạt nhân nơi con người và điện không thể tiếp cận.
Ông nói thêm: Công nghệ sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp thậm chí
còn lớn hơn nếu tích hợp với công nghệ IoT, như cảm biến độ ẩm kích hoạt trang
thiết bị cần thiết (ánh sáng, quạt) hoặc cửa sổ thông minh thay đổi màu sắc
theo độ ẩm bên ngoài.