Những quy định mới này nhằm hạn chế sự tăng trưởng của Huawei sẽ gây ra một làn sóng tê liệt hàng loạt chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mặc dù lệnh hạn chế tháng 5 cắt đứt nguồn cung chip tùy chỉnh của Huawei, nhưng công ty Trung Quốc có thể mua chip từ các bên thứ ba. Nhưng biện pháp hạn chế mới nhất, Washington tiếp tục "hạn chế hơn nữa khả năng Huawei có được chip do nước ngoài, được phát triển hoặc sản xuất từ phần mềm hoặc công nghệ Mỹ",
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, trong một cuộc họp báo nhận định rằng, Mỹ đang lạm dụng các khái niệm về an ninh quốc gia và quyền lực nhà nước nhằm áp đặt các hạn chế khác nhau chống lại các công ty Trung Quốc, cấu thành "một hành động bá quyền trắng trợn".
Ngay sau quyết định của Washington, Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ vô cùng ngạc nhiên và lo lắng. Chủ tịch và CEO của Hiệp hội John Neuffer cho biết: "Chúng tôi vẫn đang xem xét quy định, nhưng những hạn chế mở rộng này đối với việc bán chip thương mại sẽ gây ra sự gián đoạn lớn cho ngành công nghiệp bán dẫn ở Mỹ".
Tạp chí Economist nhấn mạnh: Với việc chấm dứt bán hàng cho Huawei, doanh nghiệp đã mua tới 19.000 tỷ USD linh kiện từ các công ty Mỹ vào năm ngoái, "các giám đốc ngành công nghệ lo ngại rằng, hành động của chính phủ sẽ khiến các đối thủ cạnh tranh chuyển hướng đầu tư sang quốc gia khác chứ không vào Mỹ".
Theo báo cáo của Boston Consulting Group, trong vòng 3 - 5 năm tới, các công ty Mỹ có thể sẽ mất 18% thị phần toàn cầu và 37% doanh thu nếu Washington "cấm hoàn toàn các công ty bán chất bán dẫn cho khách hàng Trung Quốc, gây ra sự chia tách công nghệ từ quốc gia này".
Bài phân tích cảnh báo, những sụt giảm doanh thu này "chắc chắn sẽ buộc các công ty bán dẫn Mỹ cắt giảm mạnh R&D (Nghiên cứu và Phát triển) và đầu tư vốn, mất từ 15.000 - 40.000 việc làm của những nhân viên có tay nghề cao trong ngành bán dẫn Mỹ".
GS Omu Kakujaha-Matundu, nhà kinh tế tại Đại học Namibia Mỹ, trả lời phỏng vấn của Tân Hoa xã cho rằng, lệnh cấm mà Washington áp đặt với Huawei không phù hợp với những thông lệ kinh doanh quốc tế trên cơ sở công bằng tiếp cận thị trường, gây bất lợi cho việc giới thiệu những tiến bộ công nghệ ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
Một nhóm doanh nghiệp bị ảnh hưởng đầu tiên đã xuất hiện. Giá cổ phiếu của nhà sản xuất chip Đài Loan MediaTek (Trung Quốc) giảm 10% sau quyết định của Nhà Trắng. Cổ phiếu của doanh nghiệp điện tử khổng lồ Nhật Bản Sony cũng giảm hơn 1% vào ngày 18/8.
Trong tương lai, theo bài bình luận, đăng tải trên The Wall Street Journal, các quốc gia khác có thể phải đối mặt với lựa chọn khó khăn hơn.
“Những doanh nghiệp luyện kim Đông Nam Á, phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của Huawei sẽ phẫn nộ khi bị ràng buộc bởi những quy tắc ngoài lãnh thổ của Mỹ, tổn thất thương mại sẽ khiến các chính phủ Đông Nam Á bị đẩy đến gần Bắc Kinh hơn. Huawei cũng sẽ thúc đẩy nỗ lực sản xuất chip bằng công nghệ của riêng mình.
David P. Goldman, một nhà báo chuyên mục kinh tế của trang Asia Times, nhận định rằng, những biện pháp mà Washington thực hiện khiến thế giới có "động lực to lớn để qua mặt" Mỹ, làm tăng nguy cơ cho Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, "bị mất ghế khi cuộc chơi chấm dứt".