Robot đã vượt qua chặng đường phát triển dài trong vài thập kỷ qua, trở nên nhanh nhẹn và tương tác hơn với con người trên cơ sở những thành tự tiến bộ đạt được trong lĩnh vực cảm biến, cơ học và chuyển động,
Nhưng các hệ thống robot tự hành vẫn còn nhiều hạn chế khi hoạt động
trong các môi trường thay đổi, phi cấu trúc như môi trường mà con người
và robot cần phải làm việc liên kết phối hợp.
Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Munich (TUM), Đức và Đại học
Công nghệ Chalmers ở Gothenburg, Thụy Điển đưa ra một giải pháp để giải
quyết vấn đề này, phát triển các giao diện phản hồi giúp robot điều
hướng linh hoạt trong những tình huống này.
Sự phối hợp vật lý giữa con người và robot phức tạp hơn so với những
kịch bản không tương tác hoặc phản ứng thuần túy. Nhóm nhà khoa học
trong công trình nghiên cứu đặt ra mục tiêu: “các robot không chỉ giải
quyết nhiệm vụ phối hợp mà còn phải tuân thủ theo tác động ngoại lực của
con người.
“Ví dụ: robot phục hồi chức năng thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn chi
của bệnh nhân, đồng thời phải tuân thủ các yêu cầu ngăn ngừa gây thương
tích. Tương tự như vậy, các robot công nghiệp phải phản ứng với những
tương tác lực của đồng nghiệp – con người với môi trường xung quanh,
thực hiện nhiệm vụ phối hợp lắp ráp máy móc trang bị”. Nhóm nghiên cứu
viết trong báo cáo khoa học.
Rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu việc tăng cường các tương tác vật
lý, robot có thể được hướng dẫn đơn giản thông qua sự va chạm của con
người. “Một khía cạnh quan trọng của sự hợp tác tự nhiên là khả năng
robot cảm nhận được lực tiếp xúc - không chỉ ở bộ phận tương tác đầu
cuối, mà trên toàn bộ cơ thể,” giáo sư Gordon Cheng, giám đốc Chủ tịch
Hệ thống nhận thức (TUM) cho biết. Ông giải thích:
“Ví dụ: chúng ta có thể cánh tay robot để hướng dẫn đến vị trí mong
muốn hoặc đẩy nhẹ vào robot để thông báo, chúng tôi cần thêm không gian
và robot cần dịch chuyển ra. Đến thời điểm này, cảm biến xúc giác rất
hiếm trong các robot cơ bản ngày nay,” ông nói thêm. “Trong công trình
nghiên cứu, chúng tôi muốn thử nghiệm, thông tin được tạo ra bởi một làn
da cảm biến xúc giác robot từ va chạm có thể tạo điều kiện thuận lợi
cho sự hợp tác giữa con người và máy móc thế nào?”.
Trong công trình nghiên cứu, nhóm nhà khoa học phát triển da robot
(được gọi là e-skin) trong kịch bản tương tác giữa người-robot hợp tác,
cho phép tiếp xúc trên toàn bộ bề mặt của cánh tay robot.
Da điện tử (e-skin) trên robot là một hệ thống tự tổ chức bao gồm các
mô-đun cảm biến hình lục giác, “tế bào da” gắn kết với nhau thành những
“mảng da” linh hoạt. và phù hợp với các bề mặt 3D tùy ý của robot. Tế
bào da là phần tử cứng có kích thước gần bằng đồng xu hai euro. Mỗi tế
bào da nhúng một bộ vi điều khiển và một bộ cảm biến xúc giác đa phương
thức.
Tế bào da đo áp suất và lực bằng ba cảm biến lực điện dung, cảm ứng
ánh sáng và khoảng cách với cảm biến tiệm cận quang học, rung động với
gia tốc kế ba trục và nhiệt độ với cảm biến nhiệt độ, có chín phương
thức cảm biến. Bộ vi điều khiển của tế bào da lọc cục bộ các phép đo xúc
giác thu được, thực hiện giao thức tự tổ chức. Khả năng tự tổ chức và
tự cấu hình cho phép mạng lưới các tế bào da tự động thiết lập kết nối
với máy tính.
Mặt trước và sau của một tế bào da. Một tế bào da kết nối với tối
đa 4 phần tử thông qua bốn cổng kết nối. Các tế bào da tự tổ chức tạo
thành da điện tử đa phương thức.
Nhóm nghiên cứu do GS Cheng dẫn đầu đã chứng minh được mạng lưới cảm
biến trên bề mặt này sẽ mở rộng khả năng của robot trong quá trình hoạt
động tương tác với con người, cung cấp thông tin về nhiều tiếp xúc trên
bề mặt robot.
Trọng tâm nghiên cứu là tích hợp các tác vụ trên da như hướng dẫn
bằng cảm biến xúc giác và kiểm soát lực. Ví dụ, ngăn chặn và loại trừ
những tiếp xúc không dự kiến, trong tiếp xúc có chủ đích, robot có thể
kiểm soát lực / áp lực khi tương tác với môi trường.
Cách tiếp cận này mang lại sự linh hoạt trong việc tích hợp da vào
bất kỳ robot công nghiệp tiêu chuẩn nào, giúp robot tuân thủ hoặc tương
tác. TS Simon Armleder, nhà nghiên cứu tại TUM cho biết:
“Ngay cả những quy trình có khả năng dự đoán tình huống cao, vẫn có
thể có những tình huống bất ngờ cần sự can thiệp của con người. Đây là
nguyên nhân cần những cỗ máy có thể làm việc với con người một cách tin
cậy. Robots phải có khả năng cảm nhận sự hiện diện của con người và điều
chỉnh hành vi để đảm bảo an toàn và thực hiện nhiệm vụ chính xác theo
yêu cầu của con người ”.
Trong thử nghiệm, da trên cánh tay robot tác động lực mong muốn lên
bảng, khi các cảm biến xúc giác tương tác với con người. Các cảm biến
khoảng cách giúp robot di động tránh va chạm với môi trường.
Trong một thử nghiệm đơn giản hóa, nhóm nghiên cứu sử dụng một robot
hỗ trợ một người treo một tấm áp phích. Robot phải đồng thời tương tác
với đối tác, tránh va chạm trong môi trường làm việc và tạo áp lực cần
thiết lên tấm áp phích để giữ trên tường.
Nhóm khoa học trong báo cáo viết: “Đây chỉ là một trong vô số những
ứng dụng khả thi mà sự tương tác giữa lớp da nhiều cảm biến có thể nâng
cao khả năng phối hợp và làm việc với con người của robot trong tương
lai.”
GS Cheng cho biết: “Chúng tôi tin tưởng, sẽ có nhiều robot hơn với hệ
thống cảm biến xúc giác tốt hơn bao phủ toàn bộ bề mặt của người máy,
tương tự như da robot toàn cơ thể mà chúng tôi đã phát triển nhưng ở cấp
độ tinh vi hơn. Thành tựu này sẽ cho phép robots tương tác linh hoạt
với môi trường làm việc và với đồng nghiệp con người."