Theo một nghiên cứu do Đại học Rutgers dẫn đầu, ảnh hưởng kinh tế xã hội của Covid-19 có thể gây ra một cuộc khủng hoảng sản xuất nghiêm trọng trong ngành cà phê.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí
Proceedings of the National Academy of Sciences, tác giả là các nhà
nghiên cứu thuộc Đại học Arizona, Đại học Hawaii tại Hilo, CIRAD, Đại học Santa
Clara, Đại học Purdue West Lafayette và Đại học Exeter, Mỹ.
“Bất kỳ tác động lớn nào trong ngành cà phê toàn cầu sẽ có
tác động nghiêm trọng đến hàng triệu người trên toàn cầu, bao gồm cả thị trường
bán lẻ cà phê tại Hoa Kỳ,” tác giả chính nghiên cứu Kevon Rhiney, PGS tại Khoa
Địa lý tại Rutgers- New Brunswick nhận xét.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông nghiệp được kinh
doanh rộng rãi nhất trên thế giới, là nguồn sinh kế của khoảng 100 triệu người
trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp. Nhưng ngành nông công
nghiệp này từ lâu phải vật lộn với nhiều căng thẳng như sự thay đổi thể chế, biến
động giá cả thị trường, khí hậu khắc nghiệt, dịch bệnh và sâu bệnh hại cây trồng.
Trong năm 2021, Covid-19 trở thành mối đe dọa mới với ngành
cà phê, có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra những đợt dịch bệnh gỉ sắt lá cà
phê mới, một loại bệnh gây hại cây cà phê nghiêm trọng nhất trên thế giới.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông nghiệp được giao dịch
rộng rãi nhất trên thế giới, hỗ trợ sinh kế của khoảng 100 triệu người trên
toàn cầu. Ảnh: Zack Guido
Các nhà khoa học dựa trên những nghiên cứu gần đây về bệnh nấm,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia trên khắp Châu Mỹ Latinh và Caribe
trong thập kỷ qua, nghiên cứu những đợt bùng phát dịch trước đây, có liên quan
đến các vụ thu hoạch kém hiệu quả, sự đầu tư vào những trang trại cà phê, tác động
của Covid-19 với lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp, cách ly tại gia và các
chính sách biên giới quốc tế ảnh hưởng thế nào đến đầu tư vào cây cà phê, từ đó
tạo ra các điều kiện ban đầu cho những khủng hoảng dịch bệnh tiềm năng.
Các nhà khoa học kết luận, sự gián đoạn kinh tế xã hội trong
đại dịch Covid-19 có khả năng đẩy ngành cà phê vào một cuộc khủng hoảng sản xuất
nghiêm trọng mới do dịch bệnh.
PGS Rhiney cho biết, nghiên cứu cho thấy sự bùng phát bệnh gỉ
sắt lá cà phê là hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp và việc kiểm soát dịch bệnh
cà phê phải là sự kết hợp đồng bộ các giải pháp khoa học và xã hội.
Không có phương pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết hoàn toàn
nguy cơ tiềm năng. Giải quyết bệnh gỉ sắt trên lá cà phê không đơn thuần là kiểm
soát các ổ dịch bùng phát mà còn liên quan đến vấn đề bảo toàn sinh kế của nông
dân, xây dựng khả năng chống chịu với những khủng hoảng tiềm năng tương lai.
Dãy núi Coffee Rust
Nhóm nghiên cứu do Rutgers dẫn đầu dựa trên các nghiên cứu gần
đây về bệnh nấm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia Châu Mỹ Latinh
và Caribe trong thập kỷ qua. Ảnh: Zach Guido
Các nhà nghiên cứu cho biết, nguy cơ bùng phát bệnh gỉ sắt
lá cà phê phản ánh xu hướng khủng hoảng từ đại dịch Covid-19 vài năm gần đây
trên các thị trường hàng hóa toàn cầu chuối và ca cao, thường được canh tác đơn
lẻ quy mô lớn và đồng nhất tính trạng cây trồng khiến dịch bệnh cây trồng dễ
dàng bùng phát và lan rộng.
Đại dịch COVID-19 làm nổi bật tính liên kết của hệ thống sản
xuất cà phê toàn cầu cho thấy được nhược điểm của ngành và những vấn đề phải giải
quyết để nguồn sức mạnh vượt qua cuộc khủng hoảng tiềm năng.
PGS Rhiney nhận xét, sự lây lan của Covid-19 và bệnh gỉ sắt lá
cà phê làm bộc lộ những điểm yếu và bất bình đẳng mang tính cơ cấu tổ chức
trong hệ thống kinh tế và xã hội trên toàn thế giới.
Nhóm nghiên cứu kết luận, chỉ có thể có một hệ thống cà phê
bền vững, lành mạnh khi xây dựng hệ thống phúc lợi cho những người nông dân dễ
bị tổn thương nhất. Điều quan trọng là phải nhận thức chính xác vai trò quan trọng
của người lao động và hoạt động lành mạnh của hệ sinh thái trong việc sản xuất
và đảm bảo lợi nhuận.
Điều đó được hiểu là
thay đội hiện trạng và chuỗi giá trị cà phê hiện tại nhằm thừa nhận giá trị sản
phẩm mà các hộ sản xuất quy mô nhỏ sản xuất, nâng cao những phần thiết yếu
nhưng chưa được công nhận trong quá trình sản xuất như sức khỏe con người, an
ninh lương thực và tính bền vững.