Các thiết bị y tế di động (mHealth) đang dần thay thế dần những máy móc bệnh viện cố định cồng kềnh cần thiết để theo dõi những dấu hiệu thông tin quan trọng sức khỏe của bệnh nhân.
Các thiết bị đeo nhỏ gọn để theo dõi, chẩn đoán sức khỏe cá
nhân, như máy theo dõi thể dục /thể thao hiện đã có sẵn và được bán rộng rãi
trên thị trường.
Những thiết bị tiện ích tương tự như vậy cần được thiết kế để
kiểm tra các chức năng cơ thể cụ thể và giám sát hoạt động của cơ thể liên tục 24/24
giờ thực sự cần thiết, nhưng rất khó để hiện thực hóa do sự phức tạp những hoạt
động của con người trong cuộc sống.
Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp là bốn dấu
hiệu sinh học chính mà các chuyên gia y tế đo lường thường xuyên, nhưng nhu cầu
của mỗi cá nhân thường khác nhau, do đó cần thực hiện những phép đo và theo dõi
khác nhau. Chính vì vậy, đối với các thiết bị y tế tiện ích, Do đó, tính mô đun
và khả năng tùy biến thiết bị là điều kiện then chốt nhưng thường bị bỏ qua
trong nghiên cứu phát triển các ứng dụng theo dõi y tế hiện nay.
Các thiết bị chăm sóc sức khỏe có thể đeo được theo dõi tình
trạng của bệnh nhân bên ngoài bệnh viện và do đó làm tăng khả năng điều trị và
nguồn lực.
Đồng thời, bệnh nhân được hưởng lợi từ việc truyền dữ liệu
không dây và thiết bị phù hợp, đẩy nhanh quá trình phục hồi và tích hợp sự theo
dõi y tế vào những hoạt động thông thường.
Nhưng việc cá nhân hóa điều trị là một thách thức kỹ thuật lớn
vì các thiết bị cần phải phù hợp với số lượng lớn bệnh nhân và nhữngphác đồ điều
trị khác nhau.
Những nghiên cứu về các thiết bị theo dõi y tế có thể co dãn,
đeo trên tay hiện bị giới hạn ở các cấu
trúc được thiết kế sẵn trong phòng thí
nghiệm mà người dùng (bệnh nhân) không có khả năng tự sửa đổi và điều chỉnh.
Để giải quyết thách thức này, phòng thí nghiệm khoa Vật lý mềm
của đại học Johannes Kepler University Linz, Áo do
nghiên cứu sinh tiến sĩ Gerald
Kettlgruber dẫn đầu tập trung phát
triển các thiết bị theo dõi y tế di động kiểu mô đun, thân thiện với người dùng
bằng giải pháp sử dụng các đầu nối từ tính, cho phép những thiết bị đeo mHealth
có thể tùy chỉnh theo yêu cầu người dùng , kết nối và hoạt động.
A) Có sẵn nhiều cảm biến theo dõi các chức năng của cơ thể như HA, điện cơ (EMG), EEG, ECG hoặc FPD. B) Cấu trúc thiết bị đo bao gồm cảm biến, nguồn điện, liên lạc không dây và bộ xử lý tín hiệu. C) Dây đeo cổ tay mHealth mềm theo dõi xung 3 bộ phận. Bộ phận cảm biến đo xung bao gồm bộ vi xử lý, mô-đun BLE tích hợp và nguồn điện. D) Sơ đồ của hai đơn vị mô-đun được liên kết thông qua đầu nối từ tính.
Các khối kết cấu mềm của những thiết bị y tế di động
(mHealth) có thể lắp ráp hoặc tháo ra bằng đầu nối từ tính. Các đầu nối từ
tính cho phép hiện thực hóa các thiết bị cá nhân mHealth, không phụ thuộc vào kỹ
thuật đo thông số.
Với các đầu đấu nối từ tính, thiết lập kết nối cơ và điện giữa
các bộ phận riêng biệt được thực hiện dễ dàng. Chỉ cần tháo rời và gắn lại các
bộ phận có đầu nối từ tính, người dùng có thể tráo đổi nguồn điện và cảm biến
tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân.
Trong công nghệ mới này, các mảnh nam châm cứng được nhúng
trong một ma trận có thể co dãn với các lá kim loại siêu mỏng, thay thế mạch điện
của thiết bị.
Những điện cực này được chế tạo theo phương pháp làm nhăn,
trong đó một lá kim loại siêu mỏng được đưa vào một chất đàn hồi được kéo dài
trước. Sau đó chất đàn hồi đó co lại, trên bề mặt lá kim loại tạo thành các nếp
nhăn.
Nhờ phương pháp này, điện cực siêu mỏng có thể kéo dài đến mức
áp lực, tác dụng lên chất đàn hồi trong quá trình chế tạo. Khi các ứng dụng biến
dạng co dãn, các nếp nhăn kim loại sẽ mở ra theo chất đàn hồi.
Để đảm bảo tuổi thọ và độ tin cậy của những thiết bị điện tử
có thể đeo. Các đầu nối từ tính được thiết kế để thoát khỏi kết nối với thiết bị
trước khi lực co giãn đạt đến mức cực đại mà các điện cực có thể chịu được. Nếu
không có cơ chế an toàn này, các điện cực sẽ bị đứt vỡ trong quá trình sử dụng
hàng ngày.
Khi lực kéo vượt quá lực giữ đầu nối từ tính, kết nối sẽ bị
ngắt và mở ra. Để ngăn ngừa sự cố hỏng hóc điện cực, biến dạng mở này được điều
chỉnh sao cho kết nối mở ra khi lực tác động thấp hơn đáng kể so với lực kéo
khiến các điện cực đứt gãy.
Vòng đeo tay cảm biến xung có đầy đủ chức năng và tự động
hóa sử dụng các mô đun thay thế dễ dàng với các nhiệm vụ khác nhau, đó là
mô-đun cảm biến, mô đun nguồn điện, mô đun truyền dữ liệu, được người dùng lắp
ráp đơn giản, sử dụng các đầu kết nối từ tính. Người dùng chỉ cần cắm các mô
đun với nhau theo một quy trình đơn giản.
Các mô-đun chức năng có thể dễ dàng thay đổi, sử dụng các
snap-on (khóa cài) trên các đầu nối từ, do chi tiết này thực hiện liên kết cơ học
và truyền tín hiệu điện.
Những thiết bị đeo được thiết kế như vậy có thể chịu được, những
điều kiện khai thác sử dụng khắc nghiệp (bị kéo căng, lắc mạng liên tục) trong
cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
Các đầu nối từ tính có thể hoạt động trong hơn 10.000 kết nối
và ngắt kết nối, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự như các đầu nối USB-C
trong các thiết bị điện tử dân sinh thông dụng.
Vòng đeo tay cảm biến xung đầy đủ chức năng và tự động, được
lắp ráp từ các mạch kết nối đáng tin cậy, cho thấy việc triển khai khả thi cho
các thiết bị mHealth. Tính mô đun cắm ‐ hoạt động đảm bảo khả năng ứng dụng
độc lập với nhu cầu của bệnh nhân, mà không làm giảm chức năng và độ bền.