Khi đề cập đến tình trạng khẩn cấp về khí hậu, thuật ngữ "điểm tới hạn" sử dụng ngày càng tăng khi tác động của xả thải khí tạo thành hiệu ứng nhà kính ngày càng rõ ràng hơn.
Trong bối cảnh này, điểm tới hạn là thời điểm mà một hệ thống
tự nhiên, dù khí hậu, đại dương, sinh thái, v.v bị thay đổi đến mức không thể đảo
ngược, ngay cả khi con người không tiếp tục tăng lượng khí thải carbon và thực
hiện các hành vi tàn phá môi trường vào hệ thống.
Ví dụ điển hình là nạn phá rừng mưa Amazon, các nhà khoa học
cho rằng có thể gần đạt đến điểm mà sự tái sinh tự nhiên của rừng mưa trở nên
không thể. Rừng mưa Amazon sẽ dần biến mất, ngay cả khi nạn phá rừng của con
người đã dừng lại, trừ khi thế giới hành động khẩn cấp để ngăn chặn. Các nhà
nghiên cứu cho rằng, điểm giới hạn này có thể vẫn chưa đến nhưng đã cận kề.
Một ví dụ khác là sự tan rã của băng biển Bắc Cực. Nếu nhân
loại không nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu, sẽ đến thời điểm
trong tương lai gần, những dòng hải lưu trên đại dương hấp thụ nhiều nhiệt của môi
trường khi chảy qua các vùng nước không có băng làm ấm vùng Bắc Cực, gây tan chảy
nhiều băng biển hơn, khiến nhiều vùng biển không còn băng nhiều hơn nữa cho đến
thời điểm không thể đảo ngược và hủy diệt toàn bộ băng Bắc Cực.
Những thay đổi mạnh mẽ như vậy sẽ gây lên hàng loạt tác động
môi trường có hậu quả khốc liệt và lâu dài, vượt ra ngoài sự hiểu biết và kinh
nghiệm của con người. Những thay đổi này và ảnh hưởng của chúng đến môi trường
tự nhiên sẽ trở thành các niên biểu địa chất do sẽ tạo ra những biến động môi
trường sống không thể phục hồi.
Có thể có những “điểm tới hạn” tích cực trong sự phát triển
nhân loại, có nguồn gốc từ sự biến đổi khí hậu? Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học
Exeter, Vương quốc Anh khẳng định quan điểm này.
Trong một bài báo, được xuất bản trên Tạp chí Chính sách Khí
hậu, giám đốc Viện Hệ thống Toàn cầu thuộc Đại học Exeter, Tim Lenton và phó
giám đốc đơn vị COP 26 của Văn phòng Chính phủ Vương quốc Anh, Simon Sharpe đã
xác định các điểm giới hạn trong sự phát triển của xã hội, có thể đưa đến việc cắt
giảm đáng kể lượng khí thải carbon gây ô nhiễm môi trường.
Giáo sư Lenton trước đây đã công bố một báo cáo về các điểm
giới hạn trong biến đội khí hậu, hiện ông viết về những điểm giới hạn xã hội,
có thể giúp ngăn chặn sự xuất hiện các điểm cực hạn của môi trường. Hai lĩnh vực
chính mà bài báo đặt trọng tâm là giao thông vận tải và sản xuất năng lượng.
Lenton nhận định trong bài báo này: “Ngành điện cần phải khử
cacbon nhanh hơn bốn lần so với tốc độ hiện tại, đồng thời tốc độ chuyển đổi
sang các phương tiện không xả thải cần tăng gấp đôi.
“Nhiều người đang đặt câu hỏi liệu nỗ lực này có thể đạt được
hay không? Nhưng hy vọng nằm ở chỗ các điểm cực hạn của nỗ lực có thể châm ngòi
cho sự thay đổi nhanh chóng thông qua những hệ thống kinh tế - kỹ thuật phức tạp
”.
Các tác giả của bài báo cũng nhận định rằng, tại Vương quốc
Anh, quá trình giảm thiểu xả thải cacbon trong ngành điện nhanh hơn bất kỳ quốc
gia công nghiệp lớn nào khác.
Kết quả này có được một phần là do sự can thiệp của chính
sách nhà nước khiến than ít lợi nhuận hơn so với các nguồn năng lượng khác, dẫn
đến sự suy giảm không thể phục hồi của các nhà máy điện than ở Anh. Ở một số quốc
gia, năng lượng tái tạo đã rẻ hơn so với nhiên liệu hóa thạch.
Trong giao thông vận tải, kinh doanh xe điện (EV) chiếm khoảng
3% doanh số bán xe trên toàn cầu. Nhưng ở Na Uy, con số này là gần 50% nhờ sự
can thiệp của chính sách nhà nước.
Điểm then chốt hiện nay là xe điện trên khắp thế giới có chi
phí sản xuất ngang bằng hoặc rẻ hơn so với các phương tiện giao thông thông thường.
Sự thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng xe điện cần có sự tác động của nhà nước, từ đó
tạo thành điểm giới hạn, khiến cho ngành vận tải nhiên liệu hóa thạch bị suy giảm
không thể phục hồi.
Quan điểm về xe điện gặp khó khăn gay gắt trong đại dịch
COVID-19. Năm 2020, RAC - một công ty dịch vụ ô tô công của Anh thông báo: do ảnh
hưởng của dịch bệnh, niềm tin vào phương tiện giao thông công cộng (xe điện
công cộng) ở Anh giảm xuống mức thấp nhất trong 18 năm, ngày càng có nhiều người
coi ô tô riêng là lựa chọn an toàn hơn phương tiện công cộng. Tình huống này
khiến nguồn xả thải khí carbon lại gia tăng.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là những điểm tới hạn làm
thay đổi cơ bản sự biến đổi khí hậu dưới tác động của các yếu tố kinh tế chỉ có
thể diễn ra nếu có sự can thiệp mạnh mẽ về mặt chính sách. Đồng thời, các nhà
khoa học cũng kêu gọi các quốc gia cùng phối hợp về chính sách nhà nước để thực
hiện những thay đổi này.
“Nếu một trong những
nỗ lực này - về năng lượng hoặc giao thông vận tải thành công ở một quốc gia
như Vương quốc Anh, hiệu quả quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của thế giới
và xuất hiện tiềm năng hợp tác quốc tế để giải quyết biến đổi khí hậu,” giáo sư
Lenton kết luận.