Được làm bằng polymer silicon và sợi vàng, điện cực cánh hoa mềm và linh hoạt này có thể giúp các nhà giải phẫu thần kinh thực hiện các ca phẫu thuật não, điều trị các bệnh thần kinh với ít xâm lấn hơn.
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ
Lausanne (EPFL) ra mắt một điện cực linh hoạt nhỏ, có thể triển khai bên trong
hộp sọ dễ dàng, cho phép các bác sĩ thực hiện những ca phẫu thuật xâm lấn tối
thiểu.
Điện cực mềm là một thiết bị chế tạo bằng polymer silicon, vật liệu đàn hồi trong suốt và đủ mỏng để vừa
với không gian hẹp giữa hộp sọ và não, dãy điện cực được làm bằng vàng. Trong một
nghiên cứu được công bố gần đây, nhóm EPFL cho biết đã thử nghiệm thành công điện
cực mềm trên lợn thí nghiệm.
Ưu điểm chính của thiết bị này là điện cực mềm có thể đưa
vào não người qua một lỗ nhỏ trên hộp sọ và sau đó mở rộng vào bên trong, cho
phép các nhà giải phẫu thần kinh làm việc trên diện tích bề mặt lớn hơn (nhiều
tế bào thần kinh và mô hơn) của não . Đây là cách hoạt động của điện cực kỳ lạ.
Điều gì làm cho điện cực trở nên đặc biệt?
Khi được triển khai hoàn toàn, điện cực có sáu chân hình xoắn
ốc có đường kính trải rộng hoàn toàn là 4 cm. Nhưng không có nghĩa là các bác
sĩ phẫu thuật phải khoan một lỗ lớn 4 cm trên hộp sọ để đặt thiết bị.
Trước khi triển khai, đầu tiên, điện cực giống như miếng cao
su được gấp lại và đóng gói bên trong một ống hình trụ được gọi là bộ nạp. Sau
đó, ống này sẽ đưa điện cực qua một lỗ nhỏ 2 cm trên hộp sọ vào vỏ não. Khi thiết
bị chạm tới bên trong hộp sọ, những hình xoắn ốc dưới áp lực mềm sẽ mở rộng
hoàn toàn và điện cực lấy lại hình dạng ban đầu.
Hoạt động đảo ngược như vậy được thể hiện bằng robot mềm .
“Cộng đồng người máy mềm rất quan tâm đến cơ chế chuyển đổi này. TS Sukho
Singh, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, ưu điểm của cơ chế đảo ngược là có thể
triển khai kích thước tùy ý của điện cực với lực nén mềm bằng chất lỏng liên tục
và tối thiểu lên vỏ não.
Hình dạng xoắn ốc của điện cực có ý nghĩa đặc biệt trong cấu
trúc của điện cực mềm. Nguyên mẫu đầu tiên của điện cực có chân thẳng, nhưng
trong quá trình thử nghiệm, chân thẳng mềm không phân bổ đều điện cực và che phủ
bề mặt não ít hơn.
Các điện cực có thể triển khai cho phẫu thuật sọ não xâm lấn tối thiểu. Video EPFL / Alain Herzog
Sử dụng những chân mềm hình xoắn ốc như cánh hoa, các nhà khoa
học đã khắc phục những hạn chế này và có thể triển khai thành công điện cực trong
thí nghiệm với một con lợn nhỏ. Nhóm EPFL tin rằng, điện cực sáng tạo có thể mở
ra nhiều ứng dụng phẫu thuật thần kinh mềm và linh hoạt hơn, giúp các ca phẫu
thuật não phức tạp dễ tiếp cận hơn và giảm thiểu rủi ro.
Tầm quan trọng của các điện cực linh hoạt có thể cuộn lại
Điện cực đặt trên mô hình não người. EPFL / Alain Herzog
Các điện cực được cấy bên trong hộp sọ chủ yếu để thực hiện
kích thích não sâu (DBS). Trong DBS , dòng điện từ một thiết bị bên ngoài được
sử dụng để kích thích những phần não không hoạt động hiệu quả do những rối loạn
từ động kinh đến loạn trương lực cơ và Parkinson.
Các điện cực mềm cuộc lại mang hy vọng cho hàng triệu bệnh
nhân trên toàn cầu đang phải sống chung với các tình trạng bệnh lý thần kinh. Thiết
bị mới, so với cấy ghép thông thường, ít xâm lấn hơn và có thể được triển khai
trên vỏ não dễ dàng và an toàn hơn.
Cấu trúc linh hoạt của các chân điện cực cho phép thiết bị
bao phủ nhiều mô não hơn với rủi ro tối thiểu đối với hộp sọ và não trong quá
trình DBS. GS Stéphanie Lacour, tác giả nghiên cứu cấp cao tại EPFL cho biết:
“Công nghệ phẫu thuật thần kinh xâm lấn tối thiểu là phương pháp cần thiết để cung
cấp các liệu pháp hiệu quả, phù hợp với bệnh nhân.”
Lacour và nhóm của bà có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu để
nâng cấp thiết bị trở thành một robot mềm đồng thời sớm có thể thử nghiệm điện
cực mềm trên người. Công nghệ mới mở ra nhiều giải pháp điều trị thần kinh ít
xâm lấn hơn và mang lại hiệu quả cao. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí
Science Robotics