Ngày 13/2, Ford Motor thông báo lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất pin xe điện trị giá 3,5 tỷ USD ở Michigan, sử dụng công nghệ được cấp phép từ công ty Trung Quốc, một trong những công ty quan trọng nhất ngành ô tô.
Nhà máy được xây dựng ở Marshall, một thị trấn nông thôn
cách Detroit khoảng 100 dặm về phía tây, sẽ là nhà máy mới nhất trong danh sách
ngày càng nhiều những nhà máy sản xuất pin và ô tô điện mới mà các doanh nghiệp
Mỹ công bố trong những tháng gần đây. Ford dự kiến sẽ tuyển dụng khoảng 2 500
việc làm tại nhà máy và bắt đầu sản xuất vào năm 2026.
Công ty sản xuất ô tô khổng lồ Mỹ cho biết sẽ sở hữu 100%
nhà máy, sản xuất pin bằng công nghệ và dịch vụ từ Công ty TNHH Công nghệ
Amperex Đương đại của Trung Quốc, được gọi là CATL. CATL là nhà sản xuất pin
cho EV nhất thế giới, có 13 nhà máy ở Châu Âu và Châu Á nhưng không có nhà máy
nào ở Mỹ.
Một phần tư thế kỷ trước, Trung Quốc hào hứng yêu cầu các
nhà sản xuất ô tô Mỹ mang đầu tư và chuyên môn đến Trung Quốc. Ngày nay, vị thế
và vai trò đã bị đảo ngược khi một trong những doanh nghiệp công nghệ khổng lồ nổi
tiếng nhất của Mỹ yêu cầu Trung Quốc cung cấp công nghệ cần thiết để sản xuất
trong bối cảnh ngành ô tô toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.
Ngày 13/2, William Clay Ford Jr., chủ tịch điều hành của
công ty giải thích: “Công nghệ này sẽ giúp chúng tôi chế tạo nhiều xe điện
nhanh hơn,” Ông nói thêm, CATL sẽ “giúp chúng tôi tăng tốc để có thể tự chế tạo
pin.”
Xưởng lắp ráp xe ô tô của hàng Ford. Ảnh The New Yord Times
Liên doanh ra đời vào thời điểm căng thẳng tăng cao giữa
Washington và Bắc Kinh, sau khi Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu giám sát của Trung
Quốc ngoài khơi bờ biển Nam Carolina ngày 4/2. Ngoại trưởng Antony J. Blinken đột
ngột hủy chuyến thăm Bắc Kinh sau khi khinh khí cầu được phát hiện trên
Montana.
Hai vật thể không xác định khác cũng bị bắn hạ vào cuối tuần
trước, một vật thể ở cực bắc Alaska và một vật thể khác ở miền bắc Canada. Một
vật thể không xác định thứ 4 bị bắn hạ ngày 12/2 trên Hồ Huron, ngoài khơi bờ
biển phía đông Michigan.
Ngày 13/2, Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã đưa khinh khí cầu tầm
cao phi pháp qua không phận của quốc gia này hơn 10 lần kể từ đầu năm 2022. Tranh
chấp về khinh khí cầu làm gián đoạn nỗ lực của Trung Quốc nhằm thu hút thêm đầu
tư nước ngoài sau khi quốc gia này kết thúc gần 3 năm thực hiện chính sách “Zero
Covid” và bắt đầu mở cửa lại biên giới. Nhiều chính trị gia ở Mỹ đang rất cảnh
giác với Trung Quốc và các khoản đầu tư từ quốc gia này.
Thống đốc Glenn Youngkin của bang Virginia, đảng viên Đảng Cộng
hòa tháng 1/2023 rút lại lời đề nghị của bang đối với liên doanh của Ford với
CATL. Trong cuộc nói chuyện với Đài truyền hình Bloomberg ngày 20/1 ông mô tả dự
án này được lên kế hoạch như một “con ngựa thành Troy” của chính quyền Bắc Kinh.
Ford đang nỗ lực tìm cách tự bảo vệ khỏi căng thẳng Mỹ-Trung
bằng phương pháp sở hữu hoàn toàn nhà máy và giải pháp cấp phép công nghệ từ
CATL, doanh nghiệp cung cấp pin cho Tesla, BMW và hầu hết nhà sản xuất ô tô lớn
khác.
Công ty cho biết, hợp đồng của doanh nghiệp với CATL bao gồm
các điều khoản để giải quyết những khó khăn nảy sinh giữa 2 quốc gia. “Tất
nhiên chúng tôi đã nghĩ về điều đó,” Lisa Drake, phó chủ tịch phụ trách công
nghiệp hóa xe điện của Ford trong một cuộc họp báo với các phóng viên tuyên bố
nhưng không tiết lộ thêm chi tiết của thỏa thuận.
Ford, General Motors và các nhà sản xuất ô tô khác xây dựng
các nhà máy sản xuất pin khác thuộc sở hữu chung với các đối tác Hàn Quốc. Ford
đang xây dựng 2 nhà máy pin ở Kentucky và một nhà máy thứ ba ở Tennessee, cả 2
đều có sự tham gia của công ty Hàn Quốc SK On. GM gần đây bắt đầu sản xuất tại một
nhà máy pin ở Ohio, đồng sở hữu với LG Energy Solution, các đối tác cũng đang
xây dựng thêm 2 nhà máy nữa ở Tennessee và Michigan.
Nhà máy mới của Ford sẽ sản xuất pin lithium, sắt và phốt
phát, một sự kết hợp được gọi là LFP. Những loại pin này ít tốn kém hơn vì không
chứa những thành phần đắt tiền như coban và niken, được sử dụng trong các loại
pin thông thường. Pin LFP có ưu điểm là bền hơn hưng pin chứa coban và niken
lưu giữ nhiều năng lượng hơn, cho phép xe điện đi trên khoảng cách xa hơn trong
một lần sạc.
Giám đốc điều hành Ford, Jim Farley cho biết: “Toàn bộ mục
đích của dự án là giảm chi phí cho xe điện. LFP là công nghệ pin hợp lý nhất.”
Ford đã xem xét khả năng xây dựng nhà máy ở Canada và Mexico
nhưng chọn một địa điểm ở Mỹ sau khi Đạo luật Giảm lạm phát được Tổng thống Joe
Biden ký thành luật năm 2022. Đạo luật cung cấp những ưu đãi thuế cho các công
ty xây dựng nhà máy sản xuất pin ở Mỹ. Người mua ô tô cũng đủ điều kiện nhận
tín dụng thuế đối với xe điện sản xuất tại Bắc Mỹ bao gồm pin và nguyên liệu
thô từ khu vực hoặc một đồng minh thương mại của Mỹ.
“Đây là lý do IRA được thông qua,” ông Farley nói, đề cập đến
nhà máy Marshall.
Quyết định của Ford là một thắng lợi lớn cho bang Michigan.
Trong 2 năm qua, các nhà sản xuất ô tô đã chọn các bang miền Nam để xây dựng
hơn 6 nhà máy ô tô.
Ford cho biết, nhà máy của công ty có thể sản xuất đủ pin
cho 400.000 EV mỗi năm. Công ty có kế hoạch sử dụng pin LFP trong xe Mustang
Mach-E, một chiếc xe thể thao đa dụng và F-150 Lightning, loại xe bán tải thông
dụng và nhiều loại xe điện khác. CATL sẽ cung cấp cho Ford các tế bào pin LFP
cho đến khi nhà máy Marshall bắt đầu sản xuất.
Tất cả các nhà sản xuất ô tô đang cố gắng sản xuất nhiều xe
điện hơn, doanh số bán hàng tăng 66% vào năm 20222 tại Mỹ. Ford là công ty bán
xe điện lớn thứ hai ở Mỹ sau Tesla.
Ford cho biết, các phương tiện được lắp pin LFP phù hợp hơn
cho di chuyển ngắn ở địa phương và có thể được sạc nhanh tới 100% công suất.
Pin coban và niken tốt hơn cho lái xe đường dài hoặc xe kéo mooc nhưng thường mất
nhiều thời gian hơn để sạc.
Trụ sở của công ty Amperex Technologies Limited Đương đại
(CATL) ở Ninh Đức, Trung Quốc. Ảnh Qilai Shen/Thời báo New York.
CATL có 100.000 nhân viên trên khắp thế giới, chủ yếu ở
Trung Quốc, là nhà cung cấp pin EV lớn nhất thế giới trong 6 năm qua. 1/3 xe điện
hiện đang lưu hành trên khắp thế giới sử dụng pin CATL.
Công ty ít được biết đến ngoài ngành công nghiệp ô tô. Robin
Zeng, nhà sáng lập và giám đốc điều hành CATL, thành lập công ty năm 2011 tại
quê hương, một vùng nghèo khó trước đây chi gồm các làng chài và cánh đồng lúa ngoại
ô phía bắc Ninh Đức, một thị trấn nằm giữa Thượng Hải và Hồng Kông.
CATL đã thuê hàng nghìn kỹ sư kỹ thuật có năng lực với chi
phí thấp. Sự chuyển đổi ngành công nghiệp pin của Ninh Đức lặp lại sự bùng nổ
mà Detroit và Trung Tây trong thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp ô tô Mỹ.
CATL có 1/3 lực lượng lao động ở Ninh Đức, bao gồm nhiều
công nhân lao động thủ công. Những dãy chung cư cao tầng được xây dựng khiến
giá bất động sản giảm xuống chỉ bằng 1/10 so với những thành phố như Bắc Kinh
hay Thượng Hải.
Trung Quốc gần như đóng cửa hoàn toàn biên giới trong 3 năm
trong đại dịch, ngăn chặn thực tế tất cả người nước ngoài nhập cảnh và hạn chế
khả năng công dân Trung Quốc rời đi. Nhưng CATL đàm phán thành công những thỏa
thuận toàn cầu trong thời gian này và bắt đầu sản xuất các tế bào pin
lithium-ion tháng 12 tại một nhà máy ở Đức.
CATL đã mở một văn phòng ở Detroit để quảng bá pin LFP. Một
bản đồ khổng lồ về những hoạt động trên toàn thế giới của CATL trên tường của một
bảo tàng ở sảnh đợi tại trụ sở chính đã có một dấu chấm mới cho văn phòng
Detroit.
Quá trình sản xuất pin lithium iron phosphate, tương tự như
pin mà Ford sẽ sử dụng được ghi nhận trong một chuyến viếng thăm của giới báo
chí trong một nhà máy CATL ở Ninh Đức.
Quy trình sản xuất bắt đầu với những cuộn lá kim loại có độ
dày bằng một phần mười sợi tóc người. Lá nhôm được phủ một lớp lithium, sắt và
phốt phát cực mỏng, lá đồng được phủ một lớp than chì cực mỏng. Những cuộn lớn hai
loại giấy bạc, cùng với một cuộn thứ ba gồm những dải phân cách rất mỏng, được
sử dụng để quấn các lớp xen kẽ với nhau để tạo thành lõi của mỗi tế bào pin.
Lõi sau đó được nén chặt với nhau trong một chiếc máy nén có kích thước bằng một
xe buýt thành phố.
Một robot màu cam sáng, cao 10 foot, tương tự như robot công
nghiệp trong dây chuyền hàn của nhà máy lắp ráp ô tô, nhặt những lõi pin và đặt
vào máy ép lạnh để nén. Sau đó, các lõi pin đi qua một lò nung gia nhiệt đến
105 độ C (221 độ F) để loại bỏ hoàn toàn các phần tử nước. Nhà xưởng dài 300
yard (274m), nơi sản xuất pin được giữ khô ráo hơn cả sa mạc Sahara.
Sau khi nướng, chất điện phân lỏng — muối
lithium với dung môi được bơm hai lần vào các tế bào pin dưới dạng chất điện
phân. Pin sau đó được niêm phong đóng kín và giao cho khách hàng.