Ngày 10/4, Sam Altman, giám đốc điều hành của OpenAI đã được gặp và thảo luận với thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Tokyo về những ưu nhược điểm của ChatGPT và muốn mở văn phòng tại quốc gia này.
Sam Altman, giám đốc điều hành của OpenAI, có trụ sở tại Mỹ
do Microsoft hậu thuẫn đã có cuộc gặp với thủ tướng Fumio Kishida tại Tokyo, do
những rủi ro của công nghệ Trí tuệ Nhân tạo dự kiến sẽ được thảo luận tại cuộc
họp cấp bộ trưởng Nhóm G7 về các vấn đề kỹ thuật số do Nhật Bản tổ chức cuối
tháng 4.
Nhà phát triển ChatGPT cho biết, công ty OpenAI có kế hoạch
mở văn phòng tại Nhật Bản, bất chấp những những lo ngại về khả năng chatbot thu
thập trái phép dữ liệu cá nhân và tác động đến môi trường giáo dục và đào tạo.
Trong cuộc họp báo, giám đốc điều hành OpenAI Altman trả lời
các phóng viên cho biết, ông đã giải thích với thủ tướng Kishida, sẽ chủ trì hội nghị thượng
đỉnh G7 tại khu vực Hiroshima vào tháng 5 về những ưu và nhược điểm của ChatGPT
đồng thời lưu ý, thủ tướng Nhật Bản rất quan tâm đến công nghệ AI.
Chatbots là những ứng dụng phần mềm trên nền tảng công nghệ
AI, được đào tạo bằng phương pháp sử dụng một lượng dữ liệu khổng lồ từ
internet, cho phép AI xử lý và học được phương pháp mô phỏng những cuộc trò
chuyện giống như người với người dùng.
ChatGPT, ra mắt vào tháng 11/2022 dưới dạng nguyên mẫu, viết
tắt của Chat Generative Pre-training Transformer “Chuyển dịch Đào tạo trước tổng
quan”, được điều khiển bởi một mô hình Máy học, có cơ chế hoạt động tương tự như
bộ não con người.
Cuộc thảo luận giữa thủ tướng Nhật Bản Kishida và CEO Sam
Altman diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia đang xem xét và áp dụng những quy
định nghiêm ngặt về khả năng sử dụng ChatGPT do nghi ngờ OpenAI thu thập trái
phép một khối lượng khổng lồ dữ liệu cá nhân từ người dùng, gây tổn hại đến quyền
riêng tư.
Ông Altman cũng bày tỏ mong muốn được trao đổi quan điểm với
các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu về công nghệ AI và ứng dụng ChatGPT
của công ty ông.
Tại Nhật Bản, Bộ Giáo dục đang nghiên cứu xây dựng những hướng
dẫn, liên quan đến khai thác sử dụng ChatGPT cùng những chatbot AI khác trong
trường học do lo ngại các công cụ ngôn ngữ lớn như ChatGPT và các công nghệ AI
khác sẽ gây ảnh hưởng xấu cho kỹ năng viết và tư duy của học sinh.
Sau khi gặp thủ tướng Kishida, ông Altman nói: "Chúng
tôi đã giới thiệu những ưu điểm của công nghệ này và phương thức làm giảm thiểu
những nhược điểm đối với các đối tượng sử dụng khác nhau", bày tỏ hy vọng
rằng, những chatbot AI sẽ tiếp tục thịnh hành ở Nhật Bản khi các mô hình của
chúng trở nên phù hợp hơn với ngôn ngữ và văn hóa của quốc gia.
Ngày 10/4, chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết,
Nhật Bản sẽ khám phá những biện pháp sử dụng công nghệ chatbot để giảm bớt áp lực
hành chính cho các quan chức chính phủ. Nhưng phát ngôn viên chính của chính phủ
nói thêm, khả năng này chỉ có thể thành hiện thực nếu những quan ngại về trong
quá trình xử lý những thông tin bí mật và nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân được giải
quyết.