Maria Ressa, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành trang tin tức Rappler tại Philippines và Dmitry Muratov, Tổng biên tập tờ báo đối lập Nga Novaya Gazeta.
Ressa là nhà sáng lập, Giám đốc điều hành và biên tập viên điều hành của Rappler, một trang tin tức trực tuyến đưa tin về những chính sách và hoạt động của chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte ở Philippines.
Ủy ban Nobel cho biết bà “sử dụng quyền tự do ngôn luận để vạch trần việc lạm dụng quyền lực, sử dụng bạo lực và chủ nghĩa độc tài ngày càng gia tăng ở quê hương của bà, Philippines.”
Muratov là tổng biên tập của Novaya Gazeta, một tờ báo Nga chuyên đăng tải những thông tin quan trọng về Điện Kremlin. Novaya Gazeta, được thành lập bởi Muratov vào năm 1993, nổi tiếng với những lời phân tích, bình luận sâu sắc về lạm dụng quyền lực, vi phạm nhân quyền và tham nhũng của Nga.
Cả Ressa và Muratov đều phải đối mặt với những hoạt động của chính phủ hai quốc gia này nhằm ngăn chặn các ấn phẩm của họ.
Ressa và Rappler
Tháng 11/2020, chính quyền Philippines cáo buộc Ressa và trang Rappler trốn thuế, tuyên bố chính phủ có đủ bằng chứng để buộc tội bà.
Các nhà chức trách cũng tuyên bố vào năm 2018, đầu tư nước ngoài vào Rappler đạt đến mức cấm, ngăn chặn quyền kiểm soát của nước ngoài đối với một công ty truyền thông. Rappler bác bỏ những cáo buộc này. Năm 2019, Tòa phúc thẩm của Philippines bác bỏ kháng cáo của Rappler đối với các cáo buộc.
Rappler đã bị cấm đưa tin về các sự kiện chính thức của tổng thống trong năm 2018, một phát ngôn viên của tổng thống nói, ông Duterte đã “mất niềm tin” vào ấn phẩm này.
Rappler vẫn tiếp tục hoạt động, Ressa nói với Ủy ban Bảo vệ Nhà báo vào năm 2018 rằng hành động của chính phủ chống lại trang tin là “một quyết định mang tính chính trị nhằm mục đích ngăn chặn những tin tức quan trọng”.
Muratov và Novaya Gazeta
Ngày 8/10, Novaya Gazeta được Ủy ban Nobel ca ngợi do đăng tải thông tin về hàng loạt các chủ đề như bạo lực cảnh sát, bắt giữ trái pháp luật, gian lận bầu cử và “tin tức giả mạo”, đề cập đến việc sử dụng lực lượng quân đội Nga trong và ngoài nước Nga. Ủy ban Nobel cũng nhấn mạnh rằng, rằng sáu nhà báo của Novaya Gazeta bị sát hại vì thực hiện công việc của mình, ấn phẩm bị quấy rối, đe dọa và bạo lực.
Ủy ban Nobel cho biết: “Bất chấp những thương vong và các vụ đe dọa, tổng biên tập Muratov kiên quyết không từ bỏ chính sách độc lập của tờ báo. ″Ông ấy đã nhất quán bảo vệ quyền của các nhà báo được viết bất cứ điều gì họ muốn về bất cứ điều gì họ muốn, miễn là họ tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp và đạo đức của báo chí.”
Phản hồi của điện Kremlin
Cùng ngày, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên, chính phủ Nga chúc mừng Muratov vì đã đoạt giải Nobel.
“Ông ấy kiên trì làm việc theo lý tưởng của bản thân, ông ấy hết lòng vì tờ báo, ông ấy tài năng và dũng cảm”, Reuters, dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin cho biết.
Ủy ban Nobel nhấn mạnh, giải thưởng Hòa bình được trao cho Ressa và Muratov phản ánh tầm quan trọng của quyền tự do ngôn luận và thông tin. Ủy ban nói:
“Báo chí tự do, độc lập và dựa trên thực tế phục vụ để bảo vệ nhân dân chống lại sự lạm dụng quyền lực, dối trá và tuyên truyền chiến tranh. Những quyền này là điều kiện tiên quyết quan trọng cho nền dân chủ và bảo vệ nhân loại chống lại chiến tranh và xung đột. Trao giải Nobel Hòa bình cho Maria Ressa và Dmitry Muratov nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ những quyền cơ bản này.”
Giải Nobel Hòa bình, bao gồm 10 triệu krona Thụy Điển (1,14 triệu USD), sẽ được trao cho Ressa và Muratov tại một buổi lễ ở Oslo, Na Uy vào ngày 10/12.
Có 329 người và tổ chức được đề cử cho Giải Nobel Hòa bình năm 202, 234 cá nhân và 95 tổ chức.
Tên của những người hoặc tổ chức được đề cử hoặc đề cừ cho giải thưởng Nobel Hòa bình không được tiết lộ trong vòng 50 năm kể từ khi giải thưởng được trao. Chỉ những người đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt như thành viên của Tòa án Công lý Quốc tế hoặc những người đoạt giải Nobel Hòa bình mới được phép gửi đề cử cho Giải Nobel Hòa bình. Giải thưởng năm 2021 có số lượng người và tổ chức được đề cử cao thứ ba từ trước đến nay.