Ngày 28/9, Bộ Công nghiệp Hàn Quốc cho biết, quốc gia này đang nỗ lực thúc đẩy các tập đoàn tăng cường sản xuất xe điện (EV) lên gấp 2, đạt 12% thị phần toàn cầu, trở thành cường quốc công nghiệp xe hơi năm 2030.
Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, chính phủ cam
kết cung cấp các ưu đãi thuế và nhiều biện pháp hỗ trợ khác trị giá khoảng 95
nghìn tỷ won (66,03 tỷ USD) vào năm 2026 nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô đầu
tư sản xuất.
Xưởng sản xuất ô tô điện Hyundai. Hàn Quốc. Ảnh GadGets Now
Hãng tin Yonhap đưa tin, sơ đồ phương hướng toàn diện đã được
công bố trong cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Lee Chang-yang chủ trì, có sự
tham dự của những quan chức cấp cao từ các nhà sản xuất ô tô lớn và các công ty
liên quan như Hyundai Motor, Kia , GM Hàn Quốc và nhà cung cấp dịch vụ truyền
thông không dây lớn KT Corp.
Theo phương án do Bộ Công nghiệp đặt ra, các nhà sản xuất ô
tô Hàn Quốc có kế hoạch thúc đẩy sản xuất xe điện toàn cầu lên tổng cộng 3,3
triệu chiếc vào năm 2030 từ khoảng 254.000 chiếc được sản xuất vào năm 2021, chiếm
12% thị trường xe điện trên thế giới. Thị phần của xe điện Hàn Quốc đạt 5% năm
2021.
Để đạt được mục tiêu, các doanh nghiệp ô tô cam kết phát triển
phần mềm quan trọng cho xe điện, sử dụng công nghệ nội địa vào năm 2026, đào tạo
và bồi dưỡng 30.000 cán bộ kỹ thuật có chuyên môn sâu trong lĩnh vực xe hơi, hỗ
trợ 300 công ty chuyên phát triển phần mềm ô tô vào năm 2030.
Đối với chất bán dẫn dành cho ô tô điện, ngành công nghiệp
điện tử đặt mục tiêu sản xuất bộ vi xử lý, cảm biến và các bộ phận chính khác nhằm
tăng gấp đôi thị phần toàn cầu lên 6,6% vào năm 2030, đồng thời phát triển đồng
thời các loại xe ô tô chạy bằng điện và hydro với tính cạnh tranh cao nhằm mở rộng
thị phần.
Để đảm bảo "quá trình chuyển đổi nhanh chóng nhưng thuận
lợi" của ngành, chính phủ Hàn Quốc cam kết sẽ ủng hộ và hỗ trợ các nhà sản
xuất phụ tùng xe hơi nhằm đa dạng hóa danh mục kinh doanh của ngành xe hơi quốc
gia.
Chính phủ cũng tăng
cường giám sát tình hình cung và cầu của các mặt hàng công nghiệp chủ chốt mà ngành
công nghiệp Hàn Quốc buộc phải nhập khẩu, tăng cường số lượng dự trữ để đề
phòng khả năng gián đoạn bất ngờ nguồn cung toàn cầu.