Các nhà khoa học Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Trung Quốc phát triển một hệ thống khử mặn năng lượng mặt trời, chống tích tụ muối, hiệu quả với chi phí thấp hơn so với những phương pháp khử mặn hiện nay.
Ước tính khoảng 2/3 nhân loại bị ảnh hưởng bởi tình trạng
thiếu nước, nhiều khu vực ở các nước đang phát triển cũng phải đối mặt với tình
trạng thiếu nước sạch do nguồn điện không ổn định.
Các nhà khoa học thế giới đã phát triển những phương pháp khử
muối từ nước biển hoặc nước lợ bằng nhiệt mặt trời. Nhưng các phương pháp này
có nhược điểm là sự bám bẩn do muối tích tụ, làm giảm hiệu suất thiết bị và gia
tăng chi phí xử lý.
Một nhóm các nhà khoa học MIT và Trung Quốc đã tìm ra một giải
pháp giải quyết vấn đề tích tụ muối, phát triển một hệ thống khử mặn hiệu quả với
chi phí thấp hơn so với những phương pháp khử mặn bằng năng lượng mặt trời hiện
nay. Quy trình mới có thể được sử dụng để xử lý nước thải bị ô nhiễm hoặc sản
xuất hơi nước để khử trùng dụng cụ y tế, không yêu cầu bất kỳ nguồn điện nào
ngoài ánh sáng mặt trời.
Kỹ thuật mới được giới thiệu trong một báo cáo khoa học,
đăng trên tạp chí Nature Communications của nhóm nghiên cứu MIT bao gồm nghiên
cứu sinh TS Lenan Zhang, PTS Xiangyu Li, GS kỹ thuật cơ khí Evelyn Wang và 4 nhà
khoa học khác.
GS Wang cho biết, có rất nhiều thiết kế các thiết bị bay hơi
sử dụng năng lượng mặt trời, loại bỏ muối hiệu suất thực sự cao. Các thiết kế hệ
thống khử muối bằng năng lượng mặt trời sử dụng phin lọc hút nước mặn vào thiết
bị, nhưng phin lọc bị tích tụ muối và khó làm sạch, hạn chế thời gian sử dụng
và chi phí cao.
Nhóm nghiên cứu triển một hệ thống khử mặn không có phin lọc,
hình thành một hệ thống phân lớp, với vật liệu sẫm màu trên cùng hấp thụ nhiệt mặt
trời, sau đó là một lớp nước mỏng nằm bên trên một lớp vật liệu đục lỗ trên bề
mặt bể chứa nước mặn sâu như bể chưa hoặc hồ.
Sơ đồ nguyên lý khử mặn nước bằng năng lượng mặt trời không phin lọc
với tấm cách nhiệt có lỗ đối lưu chống tích tụ muối không có và có lớp
không khí hấp thụ nhiệt năng cho nước bay hơi.
Sau những thử nghiệm và tính toán kỹ lưỡng, các nhà nghiên cứu
xác định kích thước tối ưu các lỗ được khoan qua vật liệu, trong thử nghiệm được
làm bằng polyurethane. Đường kính 2,5 mm, những lỗ này có thể dễ dàng được khoan
bằng vòi phun tia nước thông dụng.
Những lỗ này đủ lớn để cho phép lưu thông đối lưu tự nhiên
giữa lớp nước ấm hơn bên trên và tầng chứa lạnh hơn bên dưới. Sự tuần hoàn tự
nhiên hút muối từ lớp mỏng bên trên xuống phần nước lớn bên dưới, khiến nước bề
mặt trở nên loãng muối hơn. Điều này cho phép hệ thống làm bay hơi nước đạt hiệu
suất cao và ngăn chặn sự tích tụ muối này. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, hệ thống
lưu chuyển tự nhiên nước có hiệu suất cao và hoạt động đáng tin cậy ngay cả với
nước mặn gần bão hòa, có thể ứng dụng cho xử lý nước thải."
Thiết kế của nhóm nghiên cứu sử dụng vật liệu thực sự rẻ tiền,
gần như gia dụng. "Phương pháp tiếp cận mới này" cung cấp một hướng
đi hiệu quả có tính đột phá trong quá trình khử mặn và lọc nước bẩn bằng năng
lượng mặt trời.
Video hiển thị dòng chảy chất lỏng được hình ảnh hóa bằng thuốc nhuộm thực phẩm. Viện Công nghệ Massachusetts
Video hiển thị dòng chảy chất lỏng được hình ảnh hóa bằng
thuốc nhuộm thực phẩm. Phía bên trái cho thấy sự vận chuyển chậm của nước khử
ion có màu từ trên xuống dưới. Hình bên phải cho thấy sự vận chuyển nhanh chóng
của nước mặn có màu từ trên xuống dưới do hiệu ứng đối lưu tự nhiên. Video: Viện
Công nghệ Massachusetts
Theo giải thích của nhóm nghiên cứu, trong lớp nước hạn chế
phía trên, sự bay hơi xảy ra ở mặt phân cách trên cùng. Do có muối và nước bay
hơi, tỷ trọng nước mặt phân cách trên cùng cao hơn và nước ở phía dưới có tỷ trọng
thấp hơn. Đây là động lực cho sự đối lưu tự nhiên, thúc đẩy chất lỏng mặn đi xuống.
Nước bốc hơi từ đỉnh của hệ thống được thu lại trên bề mặt ngưng tụ, cung cấp
nước ngọt tinh khiết.
Luân chuyển muối vào
nước bên dưới làm mất nhiệt trong quá trình, vì vậy lớp đục lỗ làm bằng vật liệu
cách nhiệt cao để giữ nhiệt tập trung ở trên. Nhiệt hấp thụ từ năng lượng mặt
trời bằng lớp sơn đen để làm bay hơi lớp nước mỏng phía trên.
Nhóm nghiên cứu đã chứng minh ý tưởng bằng các thiết bị nhỏ
để bàn, bước tiếp theo sẽ là mở rộng quy mô lên các thiết bị cho ứng dụng thực
tế. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, một hệ thống lọc nước biển với diện
tích khoảng 1m2 đủ cung cấp nhu cầu nước uống hàng ngày của một gia đình, vật
liệu cần thiết chế tạo thiết bị 1 mét vuông chỉ tốn khoảng 4 USD.
Sơ đồ thiết bị thí nghiệm chứng minh ý tưởng với lớp cách nhiệt có lỗ đối lưu, không có và có lớp hấp thụ nhiệt.
Những nghiên cứu tiếp theo là biến thiết bị chứng minh ý tưởng
thành thiết bị thương mại khả thi để sản xuất nước sạch trong vòng vài năm tới
nhằm chế tạo các thiết bị cung cấp nước an toàn ở các vị trí vùng sâu, vùng xa
ngoài lưới điện, hải đảo hoặc hoặc những vùng bị gián đoạn nguồn cung cấp nước
thông thường.
Kỹ thuật này sẽ giúp phát triển những cải tiến mới trong thiết
kế các thiết bị lọc nước bay hơi năng lượng mặt trời do hiệu suất , độ bền cao và chi phí thấp. Những thiết bị này cho phép thực hiện lọc nước
thụ động giá rẻ để sản xuất nước ngọt từ những nguồn nước mặn, lọc các nguồn nước bị ô nhiễm hoặc nước thải.