Cơ quan Vũ trụ Eurpoean (ESA) và Chương trình giám sát Trái đất của EU Copernicus sẽ phóng một hệ thống vệ tinh đo nồng độ carbon dioxide (CO2) và khí methane trong khí quyển, hỗ trợ các quốc gia hành động giảm phát thải tốt hơn.
Khi các nhà lãnh đạo, nhà khoa học và nhà hoạt động xã hội tập
trung tại Glasgow tham gia hội nghị khí hậu COP26 , nhiều người chờ đợi những mục
tiêu phát thải mới, nghiêm ngặt hơn giúp giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C
so với thời điểm bắt đầu nền công nghiệp.
Ngày 2/11, Cơ quan Vũ trụ Eurpoean (ESA) và Chương trình
giám sát Trái đất của EU Copernicus, tại COP26 tuyên bố sẽ hợp tác phóng một
chòm sao vệ tinh phục vụ đo nồng độ carbon dioxide (CO2) và khí methane
trong khí quyển, hỗ trợ các quốc gia theo dõi tiến trình hành động giảm phát thải
tốt hơn.
Hiện nay, không có sự thống nhất quốc tế về năng lực hoạt động
để theo dõi sự phát thải khí nhà kinh do con người gây ra bằng những phép đo
khí quyển. Ủy ban châu Âu (EC), Cơ quan vũ trụ châu Âu, Trung tâm dự báo thời
tiết tầm trung châu Âu, Tổ chức khai thác vệ tinh khí tượng châu Âu và các
chuyên gia quốc tế cùng hợp lực để phát triển Năng lực hoạt động để giám sát lượng
khí thải CO2 do con người gây ra (CO2MVS) như một dịch vụ kiểm soát phát thải
CO2 mới trong Chương trình Copernicus của EC.
Dự án CoCO2 , một tập đoàn do EU tài trợ, đang
phát triển hệ thống nguyên mẫu cho CO2MVS, hệ thống này sẽ ích hợp tất cả các
luồng thông tin có sẵn theo theo một phương thức nhất quán trên toàn cầu.
Những nghiên cứu thiết kế nhằm chuyển các nhu cầu cần thiết
thành những yêu cầu và chức năng xác định của Năng lực Hỗ trợ Giám sát và Xác
minh phát thải CO2 do con người gây ra (CO2MVS).
CO2MVS cung cấp bức tranh tổng thể và từng khu vực riêng biệt,
bao gồm những dữ liệu đo đạc tại địa điểm và trong không gian khí quyển, bản đồ
phát thải CO2 từ dưới lên, mô hình tiên tiến về chu trình carbon, hệ thống đồng
hóa dữ liệu tích hợp thông tin từ trên khí quyển xuống và từ dưới mặt đất lên, công
cụ hỗ trợ việc đưa ra những chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu phát thải khí
nhà kính.
Đại diện Chương trình Copernicus trong tuyên bố cho biết: Bằng
phương pháp kết hợp quan sát vệ tinh với mô hình máy tính, Năng lực hỗ trợ
giám sát và xác minh lượng khí thải CO 2 do con người gây lên (CO2MVS)
hứa hẹn sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng, cho phép các quốc gia và thế giới xác định
chính xác thành phần khí thải nào là do con người gây ra hoặc do hoạt động của
con người.
Bản ghi dữ liệu vệ tinh về carbon dioxide trong khí quyển. Ảnh: C3S / CCI / CAMS / Univ.Bremen / SRON
Hiện có rất nhiều vệ tinh theo dõi mức khí nhà kính trong
khí quyển, CO2MVS mới sẽ có độ bao phủ, tính chi tiết và chính xác chưa từng
có. Nhóm nghiên cứu thuộc dự án CoCO2 cho biết: “Những vệ tinh này có thể
quan sát toàn bộ địa cầu chỉ trong vài ngày. Hơn nữa, hệ thống có thể xác
định được các nguồn carbon dioxide và methane riêng lẻ, như các nhà máy điện và
các địa điểm sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Đặc điểm này sẽ giúp các nhà
khoa học xác định rõ hơn những nguồn CO2 và methane tự nhiên hay nhân tạo.
Các vệ tinh này sẽ tập hợp tất cả những luồng thông tin có sẵn
bằng phương thức nhất thể hóa trên toàn cầu, điều mà những hệ thống hiện nay
không làm được. Dữ liệu sẽ được tích hợp vào những mô hình máy tính về bầu
khí quyển và sinh quyển Trái đất, được Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus
(CAMS) cung cấp nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định và những chính sách liên
quan đến biến đổi khí hậu trên cơ sở hệ thống thông tin nhất quán và có độ tin
cậy cao.
Nhóm liên kết của hai cơ quan có kế hoạch cung cấp các thành
phần chính của nguyên mẫu hệ thống CO2MVS cuối năm 2023, hệ thống sẽ hoạt động với
đầy đủ các chức năng vào năm 2026, thời điểm các quốc gia xem xét tiến độ đạt
được những mục tiêu của Thỏa thuận Paris vào năm 2028.
CO2MVS sẽ cung cấp thông tin độc đáo về lượng khí thải do con người gây ra để hỗ trợ quá trình ra quyết định và chính sách ở cấp quốc gia và châu Âu. Ảnh Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus / ECMWF
Richard Engelen, Phó giám đốc CAMS cho biết: “Kể từ khi bắt
đầu cuộc cách mạng công nghiệp, có thể thấy mức độ carbon dioxide tăng nhanh
hơn bao giờ hết, thế giới cần cấp bách thực hiện những hành động cụ thể để giảm
đáng kể phát thải. Bằng phương pháp cung cấp dữ liệu chất lượng cao và nhất
quán trên toàn cầu về lượng khí thải do con người gây ra, chương trình có thể hỗ
trợ hiệu quả cho các nhà hoạch định chính sách đối phó với sự nóng lên toàn cầu.