• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Tết Việt Nam
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ
    • Phong tục tập quán
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Công nghệ du lịch

Hóa chất độc trong nhựa tiêu dùng gây ảnh hưởng tiêu cực cho hệ nội tiết

24/12/2020 16:33 71
Lại có thêm một tin xấu về nhựa! Trong tháng 12, một báo cáo khoa học được công bố khẳng định rằng nhựa mà chúng ta thường sử dụng có chứa và rò rỉ các hóa chất nguy hiểm.

Những hóa chất có trong nhựa tiêu dùng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, bao gồm cả hệ thống nội tiết của cơ thể.

Giáo sư tiến sĩ Jodi Flaws thuộc Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu cho biết: sử dụng một số loại nhựa tại gia và nơi làm việc hàng ngày khiến chúng ta tiếp xúc với một hỗn hợp độc hại của những hóa chất gây rối loạn nội tiết.

Hiệp hội Nội tiết, cơ quan đồng tiến hành công trình nghiên cứu cho biết: hệ thống nội tiết là một tập hợp các tuyến không ống dẫn, có khả năng tiết các chất sinh hoá hormone theo máu chuyển đến và tạo tác động đến những cơ quan khác trong cơ thể,l sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau. Hàng loạt chức năng cơ thể như hô hấp, tái tạo, nhận thức cảm giác, hình thức, hoạt động và phát triển tình dục được điều chỉnh bởi các hormone.

Chất độc hóa học gây rối loạn nội tiết

Theo công trình nghiên cứu, trong hàng trăm thử nghiệm đã xác định những hóa chất gây rối loạn nội tiết (EDC) có thể mô phỏng, ức chế hoặc tương tác với một số hormone nhất định. EDC, đó là hơn 1.000 hóa chất trong nhựa đang được sử dụng .

Những hóa chất này có thể gây ra các bệnh hen suyễn, ung thư, khuyết tật sinh sản và suy giảm thần kinh ở thai nhi và trẻ em. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa các chất phụ gia hóa học độc hại trong nhựa và những hiệu ứng ảnh hưởng đối với sức khỏe của hệ thống nội tiết.

Chất dẻo trở nên dẻo hơn, bền hơn, kháng khuẩn, chống cháy, chống tia cực tím, hoặc có nhiều màu sắc hơn nhờ những chất phụ gia bổ sung này. Theo nghiên cứu, thẩm thấm vào dầu, cơ thể vật nuôi và thải ra ngoài dưới tác động của khí hậu, thời tiết, những các hóa chất này xâm nhập cơ thể sẽ phá vỡ quá trình hormone ở người và gia súc.

Trong cuộc sống của chúng ta, nhựa có chứa EDC được sử dụng rất phổ biến, đó là đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng, đồ nấu nướng, mỹ phẩm, hoạt động chế biến và đóng gói thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, đồ gia dụng, vật liệu cách nhiệt và các sản phẩm giải trí, hàng dệt may và xe cộ.

Ô nhiễm EDC không chỉ là một vấn đề hiện tại mà cả tương lai

Theo đồng tác giả nghiên cứu Pauliina Damdimopoulou thuộc Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, ô nhiễm hóa chất gây rối loạn nội tiết không chỉ là vấn đề toàn cầu ngày nay.

 

Tập hợp các chất gây ô nhiễm của các mảnh vụn nhựa. Các chất ô nhiễm liên quan đến các mảnh vụn nhựa là các thành phần hóa học (hình vuông màu đỏ), sản phẩm phụ của quá trình sản xuất (hình vuông màu vàng) và những chất tích tụ trong môi trường nước ( hình vuông màu xanh).

 Damdimopoulou nhận xét, khi người mẹ mang thai tiếp xúc với đồ nhựa thông dụng, EDCs ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con và những đứa cháu sau này. Bà nói thêm rằng, những thí nghiệm trên động vật cho thấy EDC có thể kích hoạt sự thay đổi DNA gây ra hậu quả cho nhiều thế hệ sau này.

Từ những dự báo phát triển mạnh mẽ của ngành nhựa dân dụng, công trình nghiên cứu nhấn mạnh nhu cầu bức thiết phải đưa ra những chính sách công nhằm bảo vệ sức khỏe người dân và các thế hệ tiếp theo trước ảnh hưởng của EDCs trong nhựa dân dụng.

Mỗi năm, ngành công nghiệp sản xuất hàng trăm triệu tấn nhựa cho tiêu dùng.

Pamela Miller, đồng chủ tịch tổ chức Mạng lưới Loại bỏ Chất gây ô nhiễm từ Nước ngoài tuyên bố, công trình nghiên cứu này cho thấy, tốc độ phát triển nhựa hiện nay dự kiến sẽ tăng 30% -36% trong sáu năm tới, sẽ khiến tăng đáng kể mức độ phơi nhiễm EDC và tăng tỷ lệ toàn cầu các bệnh nội tiết .

Ông Miller nhấn mạnh, cần phải khẩn cấp đưa ra những chiến lược toàn cầu nhằm giảm thiểu và loại bỏ EDC trong nhựa, triệt giảm lượng khí thải từ tái chế nhựa, từng bước xóa bỏ chất thải nhựa nguy hại và đốt rác thải nhựa.

Theo KH&ĐS

Trịnh Thái Bằng

Trở về đầu trang
   Nhựa tiêu dùng chất độc hóa học rối loạn nội tiết ảnh hưởng tiêu cực sức khỏe hệ nội tiết
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa: Những chi tiết về sứ mệnh Kiên trì (Perseverance)
  • Nhà máy tái chế rác thải điện tử mini, cách tiếp cận mới giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường
  • Lỗi phần mềm xóa sạch 'hàng trăm nghìn' hồ sơ tội phạm khỏi cơ sở dữ liệu của cảnh sát
  • Vật liệu nano cải tiến điện cực pin dòng lai, nâng cao khả năng lưu trữ năng lượng tái tạo
  • Kháng thể người khỏi bệnh có thể miễn nhiễm SARS-CoV-2 hơn nửa năm
  • IBM cảnh báo, tin tắc tấn công vào vắc xin Covid - 19
  • Nguyên mẫu thịt in 3D trên cơ sở tế bào lớn nhất thế giới được sản xuất ở Tây Ban Nha
  • Những công nghệ tiên tiến giúp các chuyên gia dịch bệnh chiến đấu với COVID-19
  • Phát triển siêu tụ điện mật độ năng lượng cao, ổn định
  • “Kháng sinh miễn dịch tác dụng kép” có thể làm thay đổi cuộc chiến chống kháng thuốc
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt lần đầu 2021 chi tiết

    Du lịch Đà Lạt đến với “thành phố sương mù”, “xứ sở ngàn hoa” bạn sẽ được tận hưởng bầu...

    505
  • Lễ cúng ông Táo, ông Công năm 2021 thế nào mới...

    Dân gian Việt truyền tai nhau rằng ông Táo về chầu trời bằng cá chép nên hằng năm đến...

    475
  • Những di tích thờ phụng vua Ngô Quyền ở Hải Phòng...

    Đền thờ vua Ngô Quyền được lập ở hầu hết các làng xã Hải Phòng, nơi diễn ra trận chiến...

    370
  • Ngôi làng rực rỡ hoa Đào - Klong Klanh ở Lâm Đồng

    Nếu đi Đà Lạt, bạn nên tranh thủ ghé thăm K'Long K’Lanh để đắm chìm trong sương khói cao...

    323
  • Tết người Huế: Lộng lẫy hương xưa một thời

    TTO - Mắc kẹt lại Việt Nam vì dịch COVID-19, GS.TS Thái Kim Lan (sinh ra ở Huế, sống và...

    310

- Trang thông tin du lịch
- Email: contact@didulich.net
 

© 2021 Trang thông tin du lịch