Ngày 24/3 theo Tin tức Tài chính Caijing, công ty Huawei Technologies đã tạo ra những đột phá trong các công cụ tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) cho các chip, xuất bằng công nghệ 14 nanomet trở lên.
Tạp chí Tin tức Tài chính Caijing, dẫn phát biểu của chủ tịch
luân phiên công ty Huawei Technologies Xu Zhijun ngày 28/2 cho biết, Huawei đã
có những bước đột phá trong các công cụ tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) và sẽ
hoàn thành thử nghiệm các công cụ này trong năm 2023. Báo cáo cho biết thêm, Huawei
đã phát triển 78 công cụ liên quan đến phần cứng và phần mềm chip.
Huawei không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Những chip được sản xuất ở cấp độ 14nm lần đầu tiên được giới
thiệu trong điện thoại thông minh vào giữa những năm 2010 và chậm hơn hai đến
ba thế hệ so với công nghệ hàng đầu hiện nay.
Huawei, nhà cung cấp chính thiết bị, được sử dụng trong mạng
viễn thông 5G, trở thành mục tiêu của hàng loạt vòng kiểm soát xuất khẩu nghiêm
ngặt, được Mỹ đưa ra liên tiếp kể từ năm 2019, ngăn chặn cung cấp những chip
tiên tiến và công cụ thiết kế chip từ các công ty Mỹ.
Các công ty thiết kế chip sử dụng phần mềm EDA để tạo bản
thiết kế cho chip trước khi được đưa vào sản xuất hàng loạt tại xưởng đúc.
Thị trường phần mềm EDA hiện chủ yếu do 3 công ty nước ngoài,
Cadence Design Systems và Synopsys có trụ sở chính tại Mỹ và Mentor Graphics,
thuộc sở hữu của công ty Đức Siemens AG.
Trung Quốc là quê hương của một số nhà sản xuất phần mềm EDA
trong nước, nhưng các chuyên gia công nghệ bán dẫn quốc tế nhận định rằng, những
công ty này không có khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Cả ba công ty EDA ở nước ngoài đều phải tuân thủ lệnh trừng
phạt của Washington đối với Huawei năm 2020 và không được phép xuất khẩu các phần
mềm của doanh nghiệp cho Huawei cùng một số công ty viễn thông Trung Quốc khác.
Khi những quy định hạn chế xuất khẩu của Bộ Thương mại Mỹcó
hiệu lực, bộ phận thiết kế chip của công ty đã mất quyền truy cập vào phần mềm
và những bản cập nhật, cho phép công ty có thể thiết kế bộ xử lý nút thấp hơn
cho điện thoại thông minh, cũng như quyền truy cập vào những công cụ sản xuất
chip tiên tiến của Hà Lan và Nhật Bản.
Không còn chip tiên tiến cho các sản phẩm điện tử cầm tay, Huawei
hầu như đã mất thị trường điện thoại thông minh cao cấp trong nước và trên thế
giới.
Thông báo về khả năng làm chủ công nghệ của các công cụ tự động
hóa thiết kế điện tử (EDA), dù ở cấp độ 14 nm trở lên có thể được coi là tín hiệu
rõ ràng cho thấy, Trung Quốc đang nỗ lực làm chủ công nghệ sản xuất chip nội địa
và trong tương lai, cố gắng được khả năng sản xuất những chip công nghệ cao
hơn, đuổi kịp các công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới.