Ngày 18/6, Indonesia phóng thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên của quốc gia, SATRIA-1 cung cấp dịch vụ internet với mức giá phù hợp cho người dân trên hàng ngàn hòn đảo vùng xa biên giới.
Theo Tech Wire Asia, Indonesia là một trong những quốc gia có số lượng người dùng internet cao nhất thế giới. Nhưng tỷ lệ truy cập internet của người dân đất nước này vẫn ở mức thấp trong khu vực châu Á. Hiện Indonesia tiếp tục có mức tăng trưởng GDP cao nhờ thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, dự kiến sẽ đạt 46,92 tỷ USD trong năm 2023.
Trên lãnh thổ của quốc gia quần đảo này, những hòn đảo chính Jawa, Sumatra và Bali có kết nối internet mạnh mẽ, nhưng hầu hết các đảo nhỏ hơn xung quanh không có được khả năng truy cập internet hiệu quả. Những khu vực này được gọi là 3T, đây là các quần đảo vùng biên giới, ngoài cùng và kém phát triển nhất.
Nguyên nhân chính cho khả năng truy cập internet kém và chậm là chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng internet ở những khu vực này quá cao. Tiến độ phát triển của Indonesia cũng không tương xứng với sự phân phối thu nhập công bằng trên toàn quốc.
Để giải quyết những thách thức về khả năng truy cập internet ở các vùng sâu vùng xa như các hòn đảo thuộc vùng biên giới Papua, chính phủ Indonesia đã làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ internet vệ tinh với giá phù hợp cho người dân vùng xa, hải đảo biên giới.
Tăng cường kết nối internet ở Indonesia trên nền tảng internet vệ tinh
Ngày 18/6, Sau nhiều năm lập kế hoạch và phát triển, Indonesia đã phóng vệ tinh viên thông đầu tiên, SATRIA-1 từ Tổ hợp Phóng không gian Cape Canaveral 40 ở Mỹ.
Chương trình phóng vệ tinh viễn thông là một phần của kế hoạch cân bằng sự phát triển và thúc đẩy người dân Indonesia tích cực tham gia nền kinh tế kỹ thuật số trong nỗ lực cung cấp internet trên cả nước, đặc biệt chú trọng các địa bàn 3T. SATRIA-1 sẽ phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Indonesia, bao gồm cả những vùng sâu vùng xa.
Quyền Bộ trưởng Truyền thông và Tin học Mohammad Mahfud Mahmodin, (tên thường gọi là Mahfud MD) cho biết: “Vệ tinh đầu tiên của Indonesia, SATRIA-1 được phóng lên quỹ đạo trái đất nhằm mục đích phân phối truy cập internet đồng đều, đặc biệt tập trung cho những mục đích như phát triển giáo dục, y tế, dịch vụ công, phục vụ cho quân đội và lực lượng cảnh sát.”
Vệ tinh được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa vận tải Falcon 9 của nhà sản xuất thiết bị vũ trụ tư nhân Mỹ và công ty phóng Space X. Quá trình phóng diễn ra trong khoảng 10 phút và SATRIA-1 hướng tới điểm quỹ đạo ở 146O độ kinh Đông.
<iframe width="720" height="385" src="https://www.youtube.com/embed/4fEMCn2L3OY" title="PSN SATRIA Mission" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" allowfullscreen></iframe>
Indonesia phóng vệ tinh viễn thông SATRIA-1 lên quỹ đạo Trái Đất. Video SpaceX
“Đây là một thành tựu khoa học và là thành công lớn với sự ủng hộ của toàn thể nhân dân Indonesia,” Arief Tri Hardiyanto, quyền chủ tịch Cơ quan Tiếp cận Thông tin và Viễn thông (BAKTI) phát biểu tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida sau khi phóng thành công vệ tinh internet đầu tiên thuộc sở hữu của chính phủ Indonesia.
Sau khi lên quỹ đạo, công ty viễn thông vệ tinh tư nhân PT Pasifik Satelit Nusantara (PSN) cùng với nhà sản xuất thiết bị không gian Thales Alenia Space (TAS) sẽ tiến hành cuộc Thử nghiệm hoạt động của vệ tinh trên quỹ đạo trong 3 tuần, đảm bảo những chức năng của vệ tinh hoạt động ổn định.
Giai đoạn tiếp theo là hoạt động vận hành thử nghiệm vệ tinh trong khuôn khổ Đánh giá nghiệm thu trên quỹ đạo (IOAR), dự kiến sẽ được thực hiện trong tuần đầu tiên của tháng 12/2023.
Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia (KOMINFO) sẽ giám sát chất lượng dịch vụ internet của SATRIA. Cơ quan này hy vọng người Indonesia sẽ có thể băn đầu được sử dụng dần dịch vụ kết nối internet của SATRIA-1, bắt đầu từ tháng 1/2024.
Vệ tinh viễn thông của Indonesia đã được chính phủ quốc gia này phát triển từ năm 2019 nhằm cung cấp khả năng truy cập internet bình đẳng cho các cơ sở công công, doanh nghiệp và người dân trên toàn lãnh thổ, đặc biệt ở những khu vực 3T. Theo nghiên cứu mới nhất của KOMINFO năm 2023, SATRIA-1có dung lượng truyền tải 150 Gbps sẽ cung cấp vùng phủ sóng băng thông rộng, cho phép 50 nghìn điểm công cộng ở các khu vực 3T được kết nối với internet.
Vệ tinh SATRIA-1 sẽ cung cấp khả năng truy cập internet bình đẳng cho những cơ sở công cộng ở các khu vực 3T như trường học, bệnh viện, trung tâm y tế cộng đồng, văn phòng hành chính các cấp từ xã đến huyện và các cơ quan an ninh. Tốc độ internet tại mỗi điểm dùng cuối sẽ đạt 4 Mb/giây, cao gấp 4 lần so với tốc độ dự kiến trước đó, chỉ có 1 Mb/giây cho mỗi điểm sử dụng cuối vào năm 2018.
Internet vệ tinh cung cấp và phát triển khả năng kết nối liền mạch đến những hòn đảo xa xôi ở Indonesia. Ảnh Shutterstock
Sự phát triển mạnh mẽ internet vệ tinh
Ngoài SATRIA-1, KOMINFO sẽ phóng Vệ tinh dự phòng nóng (HBS) vào quý 3 năm 2023. Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia tuyên bố, giải pháp vệ tinh viễn thông là lựa chọn tốt nhất và nhanh nhất để cung cấp internet công bằng ở Indonesia.
Một số công ty nước ngoài khác cũng đang đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ internet vệ tinh cho Indonesia. Công ty Starlink của tỷ phú Elon Musk đã cung cấp dịch vụ internet tại quốc gia này. Ra mắt vào đầu năm 2023, dịch vụ internet vệ tinh này không rẻ như dịch vụ SATRIA-1 nhưng đang nhận được nhu cầu lớn ở các khu vực thành thị trong nước.
SES, nhà cung cấp mạng viễn thông vệ tinh của Luxembourg cũng đang đàm phán cung cấp internet vệ tinh cho quần đảo Indonesia. SES được biết đến với những dịch vụ internet băng thông rộng cho các hòn đảo xa xôi ở Thái Bình Dương, với sự ra mắt gần đây của những chòm sao vệ tinh mới, công ty hy vọng sẽ cung cấp dịch vụ kết nối internet đến các điểm xa xôi ở Indonesia.