Nguồn cung cấp mô và cơ quan của người hiến tặng rất hạn chế. Danh sách người chờ, phản ứng miễn dịch của người bênh và sự không phù hợp cơ sinh học khiến vấn để trở lên phức tạp. Y tế hiện đại cần thiết phải có một giải pháp thay thế.
Tiến sĩ Rohan A. Shirwaiker, phó giáo sư tại Edward P.
Fitts, Khoa Kỹ thuật Hệ thống và Công nghiệp tại Bắc Carolina cho biết, thế giới
hiện đạt được đỉnh cao trong lĩnh vực khoa học, có thể thiết kế và sản xuất mô
và bộ phận cơ thể người trong phòng thí nghiệm.
Nhưng quy trình sản xuất này không đơn giản như trộn tế bào
với các nguyên liệu thô khác trong một ống nghiệm. Shirwaiker cho biết: “Các mô
tự nhiên có cấu trúc hài hòa trên các phạm vi vĩ mô, vi mô và nano, cho phép những
cấu trúc đa cấp có các đặc tính chức năng hỗ trợ những vai trò sinh lý và cơ
sinh học mà các bộ phận thực hiện trong cơ thể con người.
“Trong kỹ thuật mô
sinh học và các cơ quan nội tạng thay thế, điều cần thiết là sử dụng những quy
trình sản xuất có thể xây dựng lại chính xác tổ chức tự nhiên của tế bào và chất
nền ngoại bào trong mô, có ý nghĩa quan trọng đối với chức năng của mô nhân tạo,”
Tiến sĩ Parth Chansoria, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trường Dược Eshelman tại
UNC-Chapel Hill.
Khi quyết định phương thức sản xuất mô thay thế, trong những
quy trình chế tạo sinh học hiện nay, mỗi quy trình đều có những ưu điểm và hạn
chế về kỹ thuật, liên quan đến tính đơn giản trong sử dụng, tương thích sinh học,
chi phí vận hành và sự linh hoạt, đòi hỏi phải được nghiên cứu cẩn thận.
Karl Schuchard, nghiên cứu sinh tiến sĩ trong phòng thí nghiệm
của tiến sĩ Shirwaiker nói thêm: "hiếm khi một quy trình riêng lẻ có thể tạo
ra được các mô, mô phỏng toàn diện hình thức và chức năng những cơ quan và mô của
con người. Đo đó cần phát triển các quy trình chế tạo sinh học kết hợp, tích hợp
hai hoặc nhiều quy trình độc lập để bổ sung các điểm mạnh và triệt tiêu nhược
điểm.”
Trong một bản đánh giá gần đây, được xuất bản trên WIREs
Nanomedicine & Nanobiotechnology, các nhà khoa học Shirwaiker, Chansoria và
Schuchard công bố kết quả nghiên cứu về thiết kế quy trình chế tạo sinh học kết
hợp để chế tạo các mô, những tiến bộ gần đây liên quan đến những quy trình lai
ghép, hình thành sợi và mô, sản xuất chất phụ trợ, sửa đổi bề mặt , trường từ
xa và những nguyên tắc quan trọng khác.
Kỹ thuật chế tạo sinh học có thể kết hợp hai hoặc nhiều quy trình độc lập để bổ sung cho các điểm mạnh và triệt tiêu hạn chế
Một ví dụ về phương pháp lai ghép là, các quy trình trên nền
tảng trường từ xa, sử dụng các trường âm thanh như siêu âm hình thành điều kiện
tạo mẫu và kích thích các tế bào, các quy trình như in đùn sinh học 3D có khả
năng tạo ra những cấu trúc phù hợp với bệnh nhân do khả năng phân bổ xắp xếp vật
liệu tuyệt vời.
Những quy trình này sẽ phối hợp hài hòa khi được tích hợp trong
quy trình mới, in sinh học có sự hỗ trợ của siêu âm là giải pháp chiến lược hiệu
quả tạo ra các mô phức tạp như sụn chêm đầu gối, nơi hình dạng vĩ mô và tổ chức
độc đáo bên trong tế bào cùng những thành phần ngoại bào có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với chức năng hoạt động.
Ý tưởng này còn cần rất nhiều các hoạt động nghiên cứu và thực
nghiệm! Shirwaiker cho biết: “Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển sang
thực tế lâm sàng nhanh hơn, ngoài việc phát triển và hoàn thiện các quy trình
lai ghép cho những ứng dụng cụ thể, cần nghiên cứu phát triển những chiến lược
tự động hóa thích hợp, cho phép sản xuất các cấu trúc mô sinh học nhân tạo đáng
tin cậy, số lượng lớn với hiệu quả cao. ”
Một giải pháp hiệu quả là sử dụng cơ chế lập chỉ mục tương tự
như cơ chế được sử dụng trong máy CNC hoặc hệ thống giàn robot mô phỏng như nhiều
máy in 3D, triển khai nhiều quy trình đúc sinh học đồng thời hoặc tuần tự theo phần
mềm.” Việc đồng bộ hóa các hoạt động của những quy trình lai ghép có thể được
kiểm soát bằng phần mềm tùy chỉnh hoặc mã nguồn mở.
Theo Chansoria: “Khi việc tích hợp các quy trình vào cơ chế
lập chỉ mục hoặc hệ thống giàn không khả thi, một hoặc nhiều rô bốt có thể được
triển khai để lựa chọn các đầu công cụ cần thiết, các hoạt động xử lý vật liệu
và điều chuyển giữa các trạm xử lý chuyên dụng.”
Những nghiên cứu sâu về cơ sở dữ liệu, thông tin sinh học, máy
học và trí tuệ nhân tạo liên quan đến những quy trình lai ghép sẽ mở ra cơ hội
để tối ưu hóa các dự án thiết kế và sản xuất cho những ứng dụng cụ thể.
Schuchard cho biết: “Việc phát triển và tương thích thành
công những công nghệ liên kết hỗ trợ này trong kỹ thuật mô có thể phát triển
thành các hệ thống thông minh, xác định được những công thức vật liệu lai ghép
tối ưu và những chiến lược xử lý lai ghép để tạo ra cấu trúc mô sinh học nhân tạo
phù hợp”.
Những tiến bộ của tập hợp nhiều công nghệ như vậy sẽ thúc đẩy
y sinh chế tạo thành công các mô và cơ quan “sống” thay thế ưu việt, được sử dụng
chữa trị bệnh nhân thay vì các bộ phận hiến tặng và những thiết bị kim loại và
nhựa.
Bản đánh giá của Chansoria, Schuchard và Shirwaiker vạch ra lộ
trình mới, cung cấp cái nhìn sâu sắc về những tiến bộ gần đây và triển vọng
tương lai của chế tạo sinh học lai ghép, hướng tới kỹ thuật chế tạo các mô sinh
học và các bộ phận thay thế nhân tạo.