Một lớp phủ quang học siêu mỏng lên kính có thể khiển cửa số “thông minh”, hấp thụ bức xạ hồng ngoại mặt trời để sưởi ấm ngôi nhà vào mùa đông, phát xạ hồng ngoại mặt trời để làm mát vào mùa hè.
Cửa sổ ảnh hưởng rất lớn đến việc sưởi ấm và làm mát ngôi
nhà. Duy trì nhiệt độ sinh hoạt phù hợp trong nhà tiêu thụ một lượng lớn năng
lượng, chiếm 20 đến 40% ngân sách năng lượng quốc gia ở các nước phát triển.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Đại học Pittsburgh
và Đại học Oxford thúc đẩy sự phát triển cửa sổ thông minh, tiết kiệm năng lượng
lên một bước quan trọng, đề xuất một thiết kế "cửa sổ thông minh" mới,
hấp thu năng lượng mặt trời mùa đông để sưởi ấm ngôi nhà, phản chiếu ánh sáng mặt
trời vào mùa hè để làm mát. Công trình nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí
ACS Photonics, được tài trợ trong khuôn khổ chương trình Hợp tác Công nghệ linh
hoạt và Thiết bị đeo EPSRC.
Nathan Youngblood, PGS Kỹ thuật điện và máy tính tại Pittsburgh,
tác giả công trình nghiên cứu cho biết, sự sáng tạo chính là những cửa sổ này
có thể thay đổi nhu cầu theo mùa. Cửa sổ hấp thụ ánh sáng hồng ngoại gần từ mặt
trời vào mùa đông, chuyển hóa thành nhiệt trong tòa nhà. Những tháng mùa hè, cửa
sổ sẽ phản xạ ánh sáng hồng ngoại mặt trời.
Nhóm nghiên cứu phát triển lớp phủ lên kính cửa sổ có thể điều
chỉnh quang phổ, độ phát xạ thấp, sử dụng vật liệu thay đổi pha trên cơ sở
chalcogenide (Ge20Te80), có thể điều chỉnh dòng nhiệt mặt trời qua cửa sổ nhưng
vẫn duy trì màu trung tính và sự truyền ánh sáng liên tục ở các bước sóng nhìn
thấy được.
Lớp phủ là phim mỏng, một tập hợp các lớp vật liệu quang học
dày dưới 300nm với một lớp hoạt tính mỏng từ vật liệu thay đổi pha, có thể thu
năng lượng cận hồng ngoại vào mùa đông và phản xạ hồng ngoại vào mùa hè. Vật liệu
đổi pha, chuyển đổi giữa hai trạng thái vô định hình và tinh thể, cho phép điều
chỉnh lượng năng lượng mặt trời qua cửa sổ trong khi duy trì màu sắc và độ
trong suốt.
Các nhà khoa học cũng thử nghiệm thành công sự chuyển đổi
nhanh chóng, dưới mili giây có kiểm soát từ hấp thu năng lượng hồng ngoại sang
bức xạ hồng ngoại bằng phương pháp tích hợp máy sưởi điện trong suốt trên đế
kính. Những chức năng kết hợp này tạo ra một cửa sổ thông minh hiệu quả và đẹp
mắt về mặt thẩm mỹ. Ánh sáng nhìn thấy được truyền gần như tương đương ở cả hai
trạng thái, do đó sẽ không nhận thấy sự thay đổi trên cửa sổ.
Không có sự biến đổi đáng kể về ánh sáng khi vật liệu đổi pha giữa vô định hình và tinh thể.
Vật liệu có thể được điều chỉnh như 30% vật liệu làm tán xạ
nhiệt, 70 % hấp thụ nhiệt và phát xạ trong nhà, cho phép kiểm soát nhiệt độ
chính xác hơn.
Harish Bhaskaran, GS Khoa Vật liệu Đại học Oxford, chủ nhiệm
công trình nghiên cứu cho biết, các nhà khoa học khai thác việc điều tiết những
bước sóng vô hình được truyền hoặc phản xạ để điều chỉnh nhiệt độ. Sử dụng các
cửa sổ thông minh này, bao gồm cả năng lượng cần thiết để điều khiển phim tiết
kiệm từ 20 đến 34% năng lượng sử dụng hàng năm so với việc cửa sổ hai lớp thường
thấy trong nhà.
Nhóm nghiên cứu đã phối hợp với Bodle Technologies, một công
ty chuyên sản xuất màng phản chiếu siêu mỏng, có thể hoạt động như màn hình bằng
phương pháp kiểm soát màu sắc và ánh sáng, công ty thiết kế kỹ thuật Eckersley
O'Callaghan, công ty Plasma App chuyên sản xuất màng mỏng để chế tạo nguyên mẫu
phim màng mỏng phủ cửa số.
Vấn đề thương mại hóa
cửa sổ thông minh có thể điều chỉnh còn nhiều khó khăn phải vượt qua, nhưng những
kết quả ban đầu cho thấy ứng dụng tiềm năng trong cuộc sống, tiết kiệm năng lượng
và giải quyết một phần vấn đề biến đổi khí hậu.