Nhóm nhà khoa học thuộc đại học McGil, trong quá trình nghiên cứu ứng dụng các tấm carbon độ dày một nguyên tử đã phát hiện ra giải pháp, giải quyết thách thức về chất xúc tác, cho phép sản xuất hydro hiệu quả.
Trong bản báo cáo khoa học, công bố một nghiên cứu của nhóm
nhà khoa học Đại học thuộc Đại học McGil
trên trang ASC Publication đã trình bày một phương pháp mới, sử dụng graphene
oxide khử bảo vệ chất xúc tác coban oxide trước các phân tử clo trong quá trình
điện hóa sản xuất hydro.
Trong những nghiên cứu về kỹ thuật mô xương, TS Marta
Cerruti làm việc nhiều năm với graphene, tấm carbon độ dày một nguyên tử với những
đặc tính đáng kinh ngạc - dẫn điện và khả năng chịu được trọng lượng cực lớn.
Hiện nay, những nghiên cứu tăng cường chất lượng của vật liệu
đã mở cánh cửa dẫn đến một giải pháp khả thi cho một trong những thách thức của
việc sản xuất hydro từ nước biển.
TS Cerruti, GS kỹ thuật vật liệu tại Đại học McGil giải
thích, vật liệu graphene có cấu trúc tốt, nhưng "một tấm carbon độ dày một
nguyên tử không phải là thứ có thể dễ dàng làm việc." Trên thực tế, về cơ
bản, chồng các lớp graphie lên nhau sẽ tạo ra bút chì.
Trong quá trình tìm kiếm một giải pháp tạo ra một cấu trúc dễ
xử lý, Nghiên cứu sinh TS Yiwen Chen của GS Cerruti đã kết hợp graphene với oxy
ở dạng huyền phù với nước, tạo thành graphene oxide khử (GO), có cấu trúc một
giàn giáo xốp, ba chiều và dẫn điện. TS Cerruti đưa ra một sửa đổi bổ sung, xếp
chồng các mảnh GO lên các mảng tường lỗ rỗng, cho phép khai thác một đặc tính
thú vị khác của GO, vật liệu tạo thành một lớp màng chỉ cho phép phân tử nước
đi qua mà không cho các phân tử khác.
Khi GS Cerruti đặt vấn đề về phương pháp tốt nhất để kiểm
tra giàn giáo mới, Gabriele Capilli, nghiên cứu sinh sau TS trong phòng thí
nghiệm Cerruti đề xuất phương pháp điện phân nước biển, một quy trình tương tự
như những quy trình khác mà Capilli đã thực hiện khi đang làm nghiên cứu sinh TS.
Thử nghiệm theo phương pháp này, nhóm nghiên cứu của GS Cerruti phát hiện được
"giàn giáo chọn lọc" GO mới có tiềm năng cải thiện quy trình sản xuất
hydro từ đại dương. Phát hiện của nhóm nghiên cứu được công bố trên tạp chí ACS
Nano .
Lớp màng lọc GO trên điên cực phân tách nước biển sản xuất Hydro. Ảnh ASC Publication
Trong quá trình điện phân thông thường, các ion clorua trong
nước biển thâm nhập vào điện cực và tương tác với chất xúc tác, tạo ra các ion
hypoclorit, một sản phẩm phụ không mong muốn gây ngộ độc chất xúc tác và làm giảm
hiệu suất điện phân, GS Cerruti giải thích.
Sử dụng kỹ thuật chụp ảnh Tương phản pha tia X tại cơ sở Nguồn
sáng Canada (cơ sở nguồn ánh sáng synctron quốc gia tại Đại học
Saskatchewan, Chen xác nhận giàn giáo mới GO có cấu trúc phù hợp, với các lỗ được
đóng kín GO bao quanh các hạt nano oxit coban là chất xúc tác.
Các kênh nano giữa các lớp GO (kích thước <1 nm) có thể
thấm nước và khí đồng thời ngăn cản sự khuếch tán của các ion hòa tan như Cl -.
Do đó, các hạt xúc tác có thể tiếp cận một cách có chọn lọc đối với các phân tử
nước nhưng không tiếp cận với các ion, cho phép quá trình điện phân xảy ra mà
không có sự tham gia của clo
Các thử nghiệm điện hóa, thực hiện trong phòng thí nghiệm của
cộng tác viên Thomas Szkopek ( kỹ sư điện của đại học McGill) xác nhận giàn
giáo ngăn chặn các ion không mong muốn.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau để
ngăn chặn clorua phá hoại chất xúc tác nhưng không có ý tưởng sử dụng GO để bảo
vệ chất xúc tác và điện cực, ngăn chặn quá trình oxy hóa clorua tạo ra
hypoclorit.
Chiến lược được đề xuất ở đây có thể được khái quát hóa để chế
tạo các điện cực có tính chọn lọc nhờ vào kiến trúc mới, các hạt hoạt tính xúc
tác được nạp vào những lỗ rỗng đóng kín bằng GO, có các đặc tính vận chuyển ion
chọn lọc.
Trong nghiên cứu tiếp theo, GS Cerruti sẽ tìm cách mở rộng
quy mô để sản xuất hàng loạt màng GO. Giải quyết được vấn đề này sẽ tạo ra rất
nhiều khả năng sử dụng màng GO cho rất nhiều các phản ứng điện hóa khác nhau có
tính chọn lọc, ngăn chặn những phân tử không mong muốn để đạt được hiệu suất
cao, trong đó đặc biệt nâng cao hiệu suất của phản ứng điện hóa phân tách nước
biển sản xuất hydro.