Nghiên cứu mới của nhóm nhà khoa học tại Đại học Toronto, Canada đã chứng minh tính hiệu quả khi sử dụng các kỹ thuật Máy học trong thiết kế và phát triển các công thức thuốc tiêm tác dụng lâu dài.
Các nhà khoa học tại Đại học Toronto đã thử nghiệm thành
công sử dụng các mô hình Máy học hướng dẫn thiết kế những công thức thuốc tiêm
tác dụng lâu dài. Tiềm năng của những thuật toán Máy học giúp tăng tốc thiết kế
công thức thuốc, giảm thời gian và chi phí liên quan đến phát triển thuốc, hỗ
trợ những loại thuốc mới đầy triển vọng được đưa vào sử dụng nhanh hơn.
Nghiên cứu được công bố ngày10/1/ 2023 trên tạp chí Nature
Communications và là một trong những nghiên cứu đầu tiên áp dụng những kỹ thuật
Máy học thiết kế các công thức thuốc tiêm trên nền tảng vi hạt polymer tác dụng
lâu dài.
Nghiên cứu đa ngành do GS Christine Allen thuộc Khoa khoa học
dược phẩm và GS Alan Aspuru-Guzik thuộc Khoa hóa học và khoa học máy tính. Cả
hai nhà nghiên cứu cũng là thành viên của Hiệp hội Tăng tốc (AC), một sáng kiến
toàn cầu sử dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa nhằm đẩy nhanh tiến trình
khám phá những vật liệu và phân tử cần thiết cho sự phát triển thuốc tương lai.
Christine Allen, GS khoa học dược phẩm tại Khoa Dược Leslie
Dan, Đại học Toronto cho biết: “Nghiên cứu này thực hiện một bước quan trọng trong
tiến trình phát triển công thức thuốc trên cơ sở dữ liệu, tập trung vào thuốc
tiêm tác dụng kéo dài. Chúng tôi đã chứng kiến, Máy học tạo ra những bước tiến
nhảy vọt đáng kinh ngạc trong khả năng khám phá những phân tử mới có tiềm năng
trở thành thuốc. Chúng tôi hiện đang làm việc theo hướng ứng dụng các kỹ thuật
tương tự, giúp thiết kế những công thức thuốc tốt hơn và đạt được những loại
thuốc tốt hơn.”
Christine Allen và Alán Aspuru-Guzik thuộc Đại học Toronto, kết
hợp kiến thức chuyên môn về khoa học dược phẩm, AI và Máy học, phát triển các
công thức thuốc mới nhanh hơn. Ảnh: Steve Southon
Được coi là một trong những chiến lược điều trị hứa hẹn nhất
chữa trị những bệnh mãn tính, thuốc tiêm tác dụng kéo dài (LAI) là một nhóm hệ
thống phân phối thuốc tiên tiến, được thiết kế để giải phóng dược chất trong thời
gian dài nhằm đạt được hiệu quả điều trị lâu dài. Phương thức tiếp cận này giúp
bệnh nhân tuân thủ chế độ dùng thuốc tốt hơn, giảm tác dụng phụ và tăng hiệu quả
khi được tiêm gần vị trí gây tác dụng trong cơ thể. Nhưng để đạt được lượng giải
phóng dược chất tối ưu trong khoảng thời gian mong muốn, đòi hỏi phải phát triển
và xác định chính xác những đặc tính của rất nhiều những ứng viên thuốc được
bào chế, thông qua hàng loạt thí nghiệm mở rộng ngoài phạm vi mục tiêu, tốn nhiều
thời gian và chi phí. Phương thức tiếp cận “thử và sai” này tạo ra một tắc nghẽn
lớn trong quá trình phát triển LAI so với những dạng bào chế thuốc thông thường.
“AI đang thay đổi
cách chúng ta làm khoa học. AI giúp tăng tốc khám phá và tối ưu hóa. Đây là một
ví dụ hoàn hảo về giai đoạn 'Trước AI' và 'Sau AI', đồng thời nghiên cứu đa
ngành này cho thấy, quá trình phân phối thuốc có thể bị ảnh hưởng thế nào,”
Alán Aspuru-Guzik, GS hóa học và khoa học máy tính, Đại học Toronto, chủ tịch tổ
chức Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo CIFAR tại Viện Vector ở Toronto.
Để xác định, liệu các công cụ học máy có thể dự đoán chính
xác tốc độ giải phóng thuốc hay không, nhóm nghiên cứu đã đào tạo và thử nghiệm
đánh giá bằng 11 mô hình khác nhau như hồi quy tuyến tính bội (MLR), rừng ngẫu
nhiên (RF), máy tăng cường độ dốc ánh sáng (lightGBM) và mạng lưới thần kinh
(NN). Tập dữ liệu được sử dụng để đào tạo những mô hình Máy học đã liệt kê được
xây dựng từ những nghiên cứu đã xuất bản trước đây của các tác giả và các nhóm
nghiên cứu khác.
“Sau khi có tập dữ liệu, chúng tôi chia thành hai tập hợp
con: một tập hợp được sử dụng để huấn luyện các mô hình và một tập hợp để thử
nghiệm. Sau đó, chúng tôi yêu cầu các mô hình dự đoán kết quả của bộ thử nghiệm
và so sánh trực tiếp với những dữ liệu thử nghiệm trước đó. Kết quả cho thấy, các
mô hình trên cơ sở dạng cây, cụ thể là lightGBM, đưa ra những dự đoán chính xác
nhất,” Pauric Bannigan, cộng tác viên nhóm nghiên cứu Allen tại Khoa Dược
Leslie Dan, Đại học Toronto, cho biết.
Bước tiếp theo, nhóm thử nghiệm áp dụng những dự đoán này và
minh họa cách sử dụng những mô hình máy học để thông báo thiết kế LAI mới. Nhóm
cũng sử dụng những kỹ thuật phân tích nâng cao để trích xuất các tiêu chí thiết
kế từ mô hình lightGBM.
Kỹ thuật này cho phép thiết kế một công thức LAI mới cho một
loại thuốc hiện đang được sử dụng để điều trị ung thư buồng trứng. Bannigan cho
biết: “Sau khi có một mô hình được đào tạo, có thể hiểu được những gì Máy học có
khả năng và sử dụng mô hình Máy học đó để phát triển các tiêu chí thiết kế cho
những loại thuốc mới.”
“Sau khi có những tiêu chí mới do mô hình thiết lập, nhóm
nghiên cứu có thể kiểm tra tốc độ giải phóng dược chất và xác nhận những dự đoán
do mô hình lightGBM đưa ra. Kết quả cho thấy, công thức do Máy học thiết kế có
tốc độ giải phóng chậm mà chúng tôi đang tìm kiếm. Kết quả thu được có ý nghĩa
rất quan trọng vì trong quá khứ, các nhà bào chế phải thử nghiệm lặp lại nhiều
lần để có được một hồ sơ phát hành tương tự,” ông nói.
Kết quả của nghiên cứu mới có nhiều hứa hẹn, cho thấy tiềm
năng học máy có thể giảm sự phụ thuộc vào số lượng các thử nghiệm thử và sai,
làm chậm tốc độ phát triển của thuốc tiêm tác dụng kéo dài.
Nhưng các tác giả của nghiên cứu xác định rằng việc thiếu những
bộ dữ liệu nguồn mở, có sẵn trong khoa học dược phẩm là một thách thức lớn đối
với tiến trình phát triển LAI trong tương lai. GS Allen cho biết: “Khi chúng
tôi bắt đầu dự án này, chúng tôi đã rất ngạc nhiên vì thiếu dữ liệu báo cáo
trong rất nhiều những nghiên cứu, sử dụng các vi hạt polymer.
GS Allen nói: “Điều
này có nghĩa là những nghiên cứu và thử nghiệm liên quan đến vi hạt polymer
không thể được tận dụng để phát triển những mô hình Máy học mà chúng ta cần để
thúc đẩy những tiến bộ trong lĩnh vực bào chế LAI. Tình huống cho thấy một nhu
cầu cấp thiết là xây dựng những cơ sở dữ liệu mạnh về khoa học dược phẩm, truy
cập mở và sẵn có cho tất cả mọi người để có thể cùng phát triển lĩnh vực này.
Để thúc đẩy phát triển cơ sở dữ liệu mở cần thiết, có thể dễ
dàng truy cập, hỗ trợ tích hợp Máy học vào khoa học dược phẩm rộng rãi hơn,
nhóm nghiên cứu do GS Allen dẫn đầu đã cung cấp bộ dữ liệu và code trên nền tảng
mã nguồn mở Zenodo.
Cộng tác viên Bannigan cho biết: “Đối với nghiên cứu này, mục
tiêu của chúng tôi là hạ thấp rào cản áp dụng Máy học máy trong khoa học dược
phẩm. Chúng tôi đã cung cấp đầy đủ bộ dữ liệu nghiên cứu với hy vọng những nhà
khác hy vọng có thể phát triển trên những kết quả này. Chúng tôi muốn đây là sự
khởi đầu của một con đường mới, sử dụng máy học trong thiết kế và phát triển
các công thức thuốc.”