• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Công nghệ du lịch

Máy phát nhiệt điện siêu nhẹ, nhỏ gọn và linh hoạt cho các cảm biến mang đeo di động

25/9/2020 14:36 957
Hệ thống chăm sóc sức khỏe liên thông và nhiều ứng dụng khác trong tương lai đòi hỏi kết nối internet giữa hàng tỷ cảm biến khác nhau nhằm kiểm soát chặt chẽ mọi biến động của cá nhân và cộng đồng.

Những thiết bị, được chế tạo để thực hiện các chức năng thu thập thông tin theo dõi sức khỏe con người phải nhỏ, linh hoạt, có độ tin cậy cao và bền vững trước tác động môi trường. Các nhà khoa học cần phát triển những cảm biết mới không pin và tự cung cấp năng lượng, do thay thế pin thường xuyên khá khó khăn, chi phí cao và dẫn đến tình trạng dòng thông tin không liên tục.

 

Trong một công trình nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Công nghệ Vật liệu Tiên tiến (Advanced Materials Technologies), các nhà khoa học thuộc Đại học Osaka Nhật Bản đề xuất phương pháp sử dụng hiệu ứng nhiệt điện, chuyển đổi chênh lệch nhiệt độ thành điện năng, được cho là giải pháp tối ưu cung cấp năng lượng cho những thiết bị nhỏ, linh hoạt.

Công trình nghiên cứu cũng làm rõ, vì sao hiệu suất thiết bị nhiệt điện không cao, chưa phát huy hết tiềm năng của hiệu ứng nhiệt điện.

Máy phát nhiệt điện có nhiều ưu điểm như tự duy trì và tự cung cấp năng lượng, không có bộ phận chuyển động, ổn định và đáng tin cậy. Năng lượng mặt trời và năng lượng giao động không có tất cả những ưu điểm này.

 

Hàng không và nhiều ngành công nghiệp khác hiện đang sử dụng hiệu ứng nhiệt điện trong các sản phẩm của mình. Nhưng công nghệ này chỉ được ứng dụng cho các màn hình mỏng, linh hoạt đang ở giai đoạn phát triển sơ khai.

Hiên nhiều nhà khoa học nỗ lực nghiên cứu nhằm tối ưu hóa hiệu suất của thiết bị, dựa trên quan điểm nâng cấp, đổi mới vật liệu nhiệt điện.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã sử dụng một kỹ thuật tổng hợp tiên tiến tạo ra một máy phát nhiệt điên (TEG) trên cơ sở chất bán dẫn bismuth telluride có khối lượng 0,4 gam, diện tích đến 100 mm 2, trên một màng mỏng polyme.

Thiết bị nhiệt điện này nhẹ hơn một chiếc kẹp giấy, nhỏ hơn kích thước của móng tay người lớn. Từ thiết bị này, các nhà khoa học thu được mật độ công suất đầu ra tối đa là 185 miliwatt trên một cm vuông.

Yusufu Ekubaru, tác giả công trình nghiên cứu Phòng Vật liệu kết nối nâng cao, Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp thuộc đại học Osaka cho biết: “Máy phát nhiệt điện (TEG) là nguồn năng lượng đầy hứa hẹn để hiện thực hóa cảm biến tự cấp nguồn, thành phần chính của Internet of Things đang phát triển nhanh chóng. Chúng tôi đã chế tạo một mẫu thử nghiệm TEG (CF ‐ TEG) nhỏ gọn và linh hoạt sử dụng kỹ thuật gắn chip siêu mịn”. 

CF ‐ TEG bao gồm 84 cặp bán dẫn p ‐ n, được in 3D trên nền polymer mềm 10 x 10 mm 2, các nhà khoa học thiết lập sự chênh lệch nhiệt độ (dT) 150 K cho TEG. Điện áp đầu ra tối đa và mật độ công suất thu được lần là 2,4 V và 185 mW/cm2 , hiệu suất chuyển đổi là 1,12% tại dT = 150 K.

Những kết quả thực nghiệm xác nhận những phân tích lý thuyết, liên quan đến các hiệu ứng tiếp xúc. Lý thuyết và thực nghiệm đã xác định ảnh hưởng của điện trở tiếp xúc nhiệt và điện có ảnh hướng lớn đến công suất đầu ra. Quan sát nhận thấy ≈40% công suất đầu ra của thiết bị tiêu hao bởi các điện trở này, cho thấy các đặc tính tiếp xúc ảnh hưởng lớn đến hiệu suất thiết bị TEG.

Tohru Sugahara, đồng tác giả công trình nghiên cứu này giải thích: “Cách tiếp cận của chúng tôi là nghiên cứu tiếp điểm dẫn điện, như công tắc bật và tắt thiết bị. Hiệu quả của bất kỳ thiết bị nào phụ thuộc rất nhiều vào điện trở tiếp xúc.”

Ông Sugahara nói: “Công suất đầu ra đáp ứng những thông số kỹ thuật tiêu chuẩn cho các cảm biến di động và đeo được. Nhưng các nhà nghiên cứu cần tập trung nghiên cứu giảm  điện trở điểm tiếp xúc nhiệt và điện để cải thiện sản lượng điện hơn nữa."

Sáng kiến Japan’s Society 5.0, hướng tới mục tiêu hỗ trợ mọi người sống và làm việc trong một môi trường mở, đề xuất toàn bộ xã hội sẽ được số hóa. Tương lai của Internet of Thinh đòi hỏi những giải pháp hiệu quả kết nối những thiết bị của con người.

Những phát hiện mới về công nghệ cảm ứng tự cấp nguồn, trong công trình nghiên cứu khoa học của Ekubaru, Sugahara và các nhà khoa học Đại học Oskaka có giá trị thực tiễn lớn để biến giấc mơ này thành hiện thực.

 

Theo KH&ĐS

Trịnh Thái Bằng

Trở về đầu trang
   Cảm biến di động máy phát nhiệt điện siêu nhỏ cảm biến tự cấp nguồn Internet of Things
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Hành trình chuyển đổi số du lịch - từ xây dựng thể chế, nâng cao nhận thức cho đến thống nhất hành động
  • Xếp chồng loạt ảnh vệ tinh, ngôi đền "ma" lộ ra trên dãy Andes
  • Du lịch biển, đảo Khánh Hòa: Tinh tế, sang trọng ở tour du thuyền
  • Số hóa và công nghệ giúp du lịch bền vững nhanh “cán đích”
  • Chiêm ngưỡng màn pháo hoa mãn nhãn của đội Việt Nam - Niềm tự hào Z121
  • Nhựa thế hệ mới tan được trong nước biển
  • AI thành trợ lực cho du lịch Việt
  • Tăng cường ứng dụng công nghệ hỗ trợ công tác quản lý và xúc tiến du lịch
  • Khách hàng bị “sập bẫy” lừa đảo công nghệ cao nhiều nhất khi lên kế hoạch du lịch qua liên kết mạng
  • Phú Thọ: Huyện Đoan Hùng khai thác di tích lịch sử trong phát triển du lịch và giáo dục địa phương
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    149
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    144
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    136
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    110

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch