Metaverse hứa hẹn sẽ là một môi trường không gian 3D thực tế ảo tuyệt đẹp, nơi các doanh nghiệp và mọi người có thể tham gia vào những hoạt động giao tiếp và kinh doanh sản xuất.
Phần lớn đều cho rằng, metaverse được tạo ra cho các game thủ,
khiến các doanh nghiệp tin rằng thực tế ảo không liên quan đến ngành nghề. Nhưng
trên thực tế, metaverse có thể mang đến cho doanh nghiệp những cơ hội hoàn toàn
mới.
Nếu hướng sự quan tâm đến những ứng dụng của metaverse, điều
cần thiết là các công ty phải có một chiến lược kỹ thuật số được suy nghĩ kỹ lưỡng
và tìm cách tăng cường sự hiện diện trực tuyến trên không gian ảo, metaverse có
thể là chìa khóa để mở rộng nhiều cơ hội kinh doanh.
Ngay khi metaverse vẫn còn sơ khai, các doanh nghiệp có rất
nhiều cơ hội để thay đổi trên mọi lĩnh vực, từ phương pháp tương tác với khách
hàng đến những sản phẩm và dịch vụ cung cấp, quy trình sản xuất và phân phối,
cơ cấu tổ chức, v.v.
Tất nhiên, các ứng dụng thực tế phụ thuộc vào yêu cầu của
doanh nghiệp và cách metaverse có thể mang
lại lợi ích như thế nào. Đây là một số phương thức mà các doanh nghiệp có thể ứng
dụng.
Metaverse hiện nay và hứa hẹn trong sẽ là một môi trường thực
tế ảo 3D, mọi người có thể tham gia vào những hoạt động như mua và bán sản phẩm
và dịch vụ, ký kết và thực thi hợp đồng, tuyển dụng và đào tạo nhân viên cũng
như tương tác với khách hàng và cộng đồng.
Những cơ hội kinh doanh nào có thể trong metaverse
Bằng cách sử dụng Kính thực tế ảo (VR), khách hàng có thể đi
du lịch đến một nhà máy bên kia địa cầu nhờ metaverse. Khách hàng có thể chuyển
đổi giữa các đại lý xe ảo cạnh tranh và lái thử xe tại mỗi đại lý. Nhiều khách
mua sắm trẻ tuổi ngày nay mua hàng hóa ảo cho môi trường chơi game ảo hoặc thử
quần áo ảo tại những cơ sở bán lẻ trong không gian ảo.
Nhiều doanh nghiệp khác nhau đang tranh luận về vấn đề, có
nên tham gia vào môi trường kinh doanh mới này hay không, nhưng các thương hiệu
nổi tiếng khác như Adidas, Gucci, Louis Vuitton, Nike và nhiều hãng khác đã có
mặt.
Hãy xem xét vấn đề theo hướng toàn cầu, nếu một công ty có mặt
trên metaverse, đặc biệt nếu doanh nghiệp là một trong những công ty đầu tiên,
tên của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng được biết đến trên toàn thế giới, doanh
nghiệp có thể tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng trẻ và lớn hơn nhiều. Trên
metaverse, khách hàng sẽ trao đổi về tương tác của mình với thương hiệu của
công ty, các doanh nghiệp có thể nói về phương thức tiếp cận của công ty với thị
trường, cả hai đều có thể tăng khả năng nhận thức về thị trường và sản phẩm.
Sự giao tiếp ảo này thúc đẩy quảng bá thương hiệu và các
công ty có thể triển khai hoạt động quảng cáo ảo trong metaverse đến tận tay
khách hàng trên mọi khoảng cách, mua sắm và đưa ra các yêu cầu cung cấp dịch vụ.
Các chuyên gia kinh doanh Singapore đã sẵn sàng cho chiến lược
metaverse
Một trong những thực tế đáng khích lệ là các chuyên gia kinh
doanh đã chuẩn bị cho metaverse. Ciena, nhà cung cấp dịch vụ phần mềm và thiết
bị mạng viễn thông Mỹ gần đây đã thực hiện một cuộc khảo sát để tìm hiểu, ác
chuyên gia kinh doanh đã chuẩn bị cho hoạt động cộng tác ảo thế nào?.
Kết quả cho thấy, 98% chuyên gia kinh doanh Singapore coi trọng
các cuộc họp ảo và 4/5 (80%) sẽ chọn sử dụng không gian họp ảo thay vì những giải
pháp hội nghị truyền hình trực tuyến truyền thống cho những cuộc họp kinh
doanh.
Nghiên cứu khảo sát 15.000 chuyên gia kinh doanh ở 15 quốc
gia cho thấy, hơn một nửa (57%) chuyên gia kinh doanh Singapore đồng ý rằng, những
cuộc họp ảo mang lại sự tiện lợi hơn các cuộc họp trực tiếp, 44% cho rằng những
cuộc họp ảo có thể thúc đẩy môi trường hợp tác thuận lợi. Các cuộc họp ảo, theo
33% những người được khảo sát, ít tốn kém hơn các cuộc họp trực tiếp.
Hơn nữa, 56% các chuyên gia kinh doanh Singapore tin rằng, vị
trí làm việc của các nhà kinh doanh sẽ chuyển đổi từ môi trường làm việc tĩnh
sang môi trường làm việc trong không gian thực tế ảo /nhập vai trong vòng ba
năm tới, 71% tin rằng metaverse sẽ trở thành một phần của thực tiễn công việc
hiện nay.
Tương tự, 88% các chuyên gia kinh doanh Singapore cho biết,
sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tổ chức các cuộc họp chính thức với nhân sự trực
tuyến.
Những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong ứng dụng
thực tế ảo 3D
Mặc dù ngày càng quan tâm đến áp dụng các công cụ thực tế
tăng cường, những người tham gia khảo sát cũng nêu lên cảm giác mệt mỏi trong
các cuộc họp ảo (31%) và không thể đọc biểu cảm và cảm xúc trên khuôn mặt (35%)
là hai nhược điểm chính trong việc sử dụng các công cụ cộng tác ảo tại nơi làm
việc.
Khi được yêu cầu đưa ra những trở ngại cụ thể đối với việc
kinh doanh ứng dụng nền tảng thực tế ảo, 39% cho rằng mối quan tâm hàng đầu các
chi phí liên quan, 43% nhà kinh doanh được hỏi lo lắng rằng, công nghệ này
không dễ tiếp cận và 41% tin rằng các doanh nghiệp thiếu mạng lưới đáng tin cậy
cần thiết để hỗ trợ những trải nghiệm ảo này.
Độ tin cậy của mạng hiện được coi là rào cản đối với khả
năng làm việc trong metaverse, Dion Leung, Giám đốc điều hành khu vực Ciena
ASEAN lưu ý rằng Singapore đã và đang đạt được những tiến bộ đáng kể trong nỗ lực
tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, hỗ trợ nền kinh tế kỹ thuật số phát triển,
đặc biệt là hiện thực hóa phủ sóng 5G trên toàn đảo.
“Mặc dù các doanh
nghiệp và nhân viên lựa chọn duy trì phương thức sắp xếp công việc truyền thống
với những áp dụng đầu tiên của metaverse, những công cụ thực tế ảo, thực tế tăng
cường sẽ cung cấp một định hướng hoàn toàn mới cho sự hợp tác và đổi mới trong
thế giới công việc mới. Nhưng ứng dụng công nghệ với những tính nặng mạnh mẽ,
hoàn toàn mới của thực tế ảo và thực tế tăng cường chỉ có thể đạt được với một
mạng cơ sở mạnh mẽ và có độ tin cậy cao.”ông Leung nói.