Trong kỹ thuật hạt nhân, hoạt động này được gọi là “độ tới hạn
ban đầu”. Đó là khi quá trình phân hạch hạt nhân bắt đầu phân tách các nguyên tử
và tạo ra nhiệt, công ty điện lực Mỹ Georgia Power trong một thông cáo báo chí
bằng văn bản cho biết.
Nhiệt sinh ra trong lò phản ứng hạt nhân làm nước sôi. Hơi nước
thu được tạo động năng làm quay tuabin nối với máy phát điện sản xuất điện năng.
Lò phản ứng số 3 nhà máy điện hạt nhân Vogtle
Theo thông cáo báo chí của Georgia Power, lò phản ứng số 3 của
Nhà máy điện hạt nhân Vogtle sẽ đi vào hoạt động hoàn toàn vào tháng 5 hoặc
tháng 6/2023.
Lần cuối cùng một lò phản ứng hạt nhân đạt được cột mốc
tương tự là gần 7 năm trước, tháng 5/2016 khi Cơ quan Quản lý Thung lũng
Tennessee bắt đầu tiến hành quá trình phân tách các nguyên tử tại lò phản ứng
Watts Bar Đơn vị 2 ở Tennessee, Scott Burnell, phát ngôn viên của Ủy ban Điều
phối Hạt nhân, trả lời phỏng vấn của CNBC cho biết.
Chris Womack, Giám đốc điều hành của Georgia Power phát biểu:
“Đây là thời điểm thực sự ấn tượng khi chúng tôi chuẩn bị đưa vào vận hành một
tổ máy hạt nhân mới, sẽ phục vụ tiểu bang chúng ta bằng năng lượng sạch, không
phát thải trong 60 đến 80 năm tới.
Nếu tính cả lò phản ứng Vogtle Tổ máy 3 mới được khởi động,
hiện có 93 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động tại Mỹ, cung cấp tổng cộng 20%
điện năng trong nước. Những lò phản ứng hạt nhân, giúp ngăn chặn sự nóng lên
toàn cầu, cung cấp khoảng một nửa sản lượng điện sạch, không phát thải carbon,
được sản xuất tại Mỹ
Hầu hết các lò phản ứng điện hạt nhân ở Mỹ được xây dựng từ
năm 1970 đến năm 1990 , nhưng việc xây dựng bị chậm lại đáng kể sau sự cố tại khu
vực Three Mile Island gần Middletown, bang Pennsylvania ngày 28/3/1979. Theo Cơ
quan Thông tin Năng lượng Mỹ, từ năm 1979 đến năm 1988, 67 dự án xây dựng lò phản
ứng hạt nhân đã bị hủy bỏ.
Nhưng năng lượng hạt nhân được sản xuất mà không phát thải
khí thải carbon dioxide, nguyên nhân gây ra sự nóng lên toàn cầu hiện nay, khiến
nhà máy điện hạt nhân trở thành một trong những nguồn năng lượng bền vững và dồi
dào hiện nay.
Yêu cầu cấp bách ngày càng tăng hiện nay là giảm thiểu khí
thải carbon, đối phó với biến đổi khí hậu đã tạo cơ hội cho năng lượng hạt nhân
phục sinh và tiếp tục phát triển.
Nhược điểm lớn của ngành năng lượng hạt nhân là chi phí xây
dựng các lò phản ứng hạt nhân rất lớn, trở thành một rào cản đáng kể đối với sự
hồi sinh tiềm năng của năng lượng hạt nhân. Những công trình mới tại Vogtle đã
trở thành một ví dụ điển hình cho nhược điểm đó: Quá trình xây dựng 2 lò phản ứng
Vogtle chịu ảnh hưởng bởi đội vốn quá mức và chậm tiến độ kéo dài.