Các nhà khoa học thuộc Trường Y Đại học Washington ở St. Louis, Mỹ phát triển thành công loại vắc-xin đường mũi mới và chứng minh được có hiệu quả cao chống lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2.
Vắc xin mới gây ra phản ứng miễn dịch mạnh ở các tế bào niêm
mạc trong mũi và đường hô hấp trên, đồng thời cung cấp khả bảo vệ cơ thể khỏi
nhiễm trùng và chống lây nhiễm. Kết quả được chứng minh khi thử nghiệm với những
con chuột bị nhiễm vi rút.
Vắc xin thông thường được đưa vào cơ thể qua tiêm bắp, tối
đa hóa khả năng vắc xin, kích thích phản ứng miễn dịch trong cơ thể con người
vì có thể nhanh chóng đi vào đường máu và lập tức có tác dụng.
Vắc xin mới của các nhà khoa học Mỹ được đưa vào vị trí nhiễm
trùng đầu tiên của cơ thể: mũi và hệ hô hấp.
Trong một email, một trong những tác giả chính công trình
nghiên cứu, Michael Diamond, Bác sỹ Y khoa, Giáo sư Herbert S. Gasser và là
giáo sư vi sinh phân tử, bệnh lý học và miễn dịch học cho biết, quyết định thay
đổi đường cung cấp dựa trên kinh nghiệm những nghiên cứu trước đây đối với vắc-xin
cúm đường mũi - cho thấy khả năng miễn dịch đường hô hấp tức khắc và lâu dài tốt
hơn. Mặc dù thực tế khi tiêm bắp vắc-xin hoạt động tốt, nhưng không tốt như các
nhà y học hy vọng.
Bác si Y khoa Diamond cho biết: “Chúng ta có ít kinh nghiệm về
vắc-xin đường mũi chống virus, có các công thức vắc xin khác nhau. Một số vắc
xin có thể không tương thích với đường tiêm chủng này do nhắm mục tiêu vào hệ
thống hơn là miễn dịch niêm mạc, vì vậy không phải lúc nào phương thức cung cấp
vắc xin qua đường mũi cũng có ý nghĩa”.
Vắc-xin đường mũi sử dụng dạng adenovirus bất hoạt. Các vắc-xin
gốc Adenovirus được phát triển trước đầy từ các bệnh truyền nhiễm khác như
SARS, MERS và Ebola, ứng dụng trong thực tế được chứng minh là an toàn và hiệu
quả trong những thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng.
Giáo sư Diamond giải thích “Chúng tôi xóa các gen quan trọng
để virus không thể tái tạo. Virus chỉ có thể di chuyển đến, thâm nhập vào tế
bào và sản xuất một vòng protein, không thể tạo ra adenovirus mới. Loại virus
này không hoàn toàn là virus bất hoạt, chỉ là chúng tôi loại bỏ về mặt di truyền
để sản sinh ra bất kỳ virus mới nào. Đặc điểm này mang lại sự an toàn cho con
người."
Để tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2,
nhóm nghiên cứu đã thêm cho virus adenovirus một protein spike khét tiếng. Diamond
phân tích: “Vắc xin được mã hóa với protein spike COVID-19 là mục tiêu của những
phản ứng kháng thể tự vệ”.
Khi được tiêm qua mũi, những phản ứng kháng thể được tạo ra
tại chỗ trong đường hô hấp, cho phép ngăn chặn vi rút ở giai đoạn đầu của lây
nhiễm trước khi virus có thể lây lan trong cơ thể bệnh nhân”.
Vắc xin mới kết hợp hai đột biến vào protein spike giúp khóa
cấu trúc adenovisrus có lợi nhất để phát triển kháng thể tự vệ. Trong công
trình nghiên cứu, nhóm nhà khoa học truyền vắc-xin cho chuột qua mũi và tiêm bắp.
Nhóm nghiên cứu xác định được, vắc xin tiêm ngăn ngừa các
triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19 như viêm phổi nhưng không ngăn ngừa nhiễm
trùng mũi và phổi, những người được tiêm vẫn có thể gây lây lan vi-rút cộng đồng.
Nhưng nếu tiêm qua mũi, vắc-xin ngăn ngừa nhiễm trùng trên
toàn bộ đường hô hấp trên và dưới, những người được tiêm chủng sẽ không lây lan
vi-rút hoặc xuất hiện các triệu chứng COVID-19 ở các cơ quan khác.
Theo giáo sư Diamond, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều loại
vắc-xin, được phát triển trên cơ sở adenovirus trước đây, nhưng rất ngạc nhiên
về mức độ hoạt động hiệu quả khi được tiêm qua đường mũi. Nhóm nghiên cứu thử
nghiệm loại vắc-xin tiêm qua mũi ở linh trưởng và lên kế hoạch chuyển sang thử
nghiệm điều trị trên người nhanh nhất có thể.
Nhóm nhà khoa học đang chuẩn bị vòng nghiên cứu thử nghiệm
tiếp theo và cuối cùng là thử nghiệm trên người. Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng
đã tạo ra loại vắc xin chống SARS-CoV-2, không chỉ chữa trị, ngăn ngừa nhiễm
trùng mà còn hạn chế sự lan truyền đại dịch của vi rút.