Vi rút SARS-CoV-2, gây đại dịch COVID-19 có ít nhất sáu chủng. Mặc dù có những đột biến nhưng vi rút ít có sự biến đổi gen, thông tin này có ý nghĩa quan trọng với các nhà khoa học, đang nghiên cứu vắc xin khả thi chống lại đại dịch này.
Đây là kết quả của công trình nghiên cứu quy mô nhất từng được
thực hiện, giải trình tự SARS-CoV-2. Nhóm nhà khoa học Đại học Bologna Ý thu thập
kết quả phân tích 48.635 bộ gen coronavirus, được các nhà nghiên cứu trên khắp
thế giới phân tách tại phòng thí nghiệm.
Kết quả công trình nghiên cứu này được công bố trên tạp chí
Frontiers in Microbiology. Từ đó, các nhà khoa học lập bản đồ về sự lây lan và
đột biến của virus trong quá trình lan tỏa đến các lục địa.
Những kết quả đầu tiên rất đáng mừng. Coronavirus thể hiện
ít biến đổi, chỉ có bảy đột biến trên mỗi mẫu virus phân tích. Bệnh cúm thông
thường có tỷ lệ biến đổi cao gấp đôi.
Sơ đồ mô phỏng tỷ lệ các đột biến của
coronavirrus
“Coronavirus SARS-CoV-2 có lẽ có cấu trúc đã được tối ưu hóa
cho đến khi tấn công đến con người, điều này giải thích sự thay đổi chậm trong
quá trình tiến hóa”, Federico Giorgi, nhà khoa học thuộc Unibo (Đại học
Bologna) điều phối viên của công trình nghiên cứu giải thích.
“Điều này có nghĩa là những phương pháp điều trị mà
các nhà nghiên cứu đang phát triển, trong đó có vắc-xin có thể có hiệu quả chống
lại tất cả các chủng vi rút”.
Theo kết quả của nghiên cứu này, có tất cả sáu chủng
coronavirus. Loại ban đầu là chủng L, xuất hiện ở Vũ Hán tháng 12 năm 2019. Đột
biến đầu tiên - chủng S - xuất hiện đầu năm 2020, từ giữa tháng 1 năm 2020, có
thêm chủng V và G. Cho đến thời điểm này, chủng G là phổ biến nhất và đột biến
thành các chủng GR và GH cuối tháng 2 năm 2020.
Nhà nghiên cứu Giorgi nói: “Chủng G và các chủng biến thể GR
và GH là phổ biến nhất, chiếm 74% tổng số trình tự gen mà chúng tôi đã phân
tích”.
“Những chủng này đại diện cho bốn đột biến, hai trong
các đột biến này có thể thay đổi trình tự RNA polymerase và các protein spike của
virus. Đặc điểm này có lẽ đã tạo điều kiện cho sự lây lan của virus”.
Theo bản đồ phân bổ vùng nhiễm coronavirus, các chủng G và
GR hiển diện nhiều nhất trên khắp khu vực châu Âu và tại nước Ý.
Từ nguồn dữ liệu hiện có, chủng GH dường như không tồn tại ở
Ý, nhưng lại gặp thường xuyên hơn ở Pháp và Đức. Điều này có thấy tính hiệu quả
của những phương pháp ngăn chặn những tháng trước đây, có thể làm giảm một số
chủng virus.
Ở Bắc Mỹ, chủng phổ biến nhất là GH, ở Nam Mỹ, trong quá
trình điều trị thường gặp các chủng GR. Châu Á, nơi chủng L Wuhan lần đầu tiên
xuất hiện, sự lây lan của các chủng G, GH và GR ngày càng gia tăng.
Những chủng này đổ bộ vào châu Á từ đầu tháng 3, một tháng
sau khi các chủng này lây lan sang châu Âu.
Trên toàn cầu, các chủng G, GH và GR không ngừng gia tăng.
Chủng S phát hiện được ở một số khu vực giới hạn tại Mỹ và Tây Ban Nha. Các chủng
L và V đang dần biến mất, có thể do hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Bên cạnh sáu chủng coronavirus chính này, các nhà nghiên cứu
cũng xác định một số đột biến không thường xuyên xuất hiện, không gây lên sự lo
ngại nhưng phải theo dõi, dự phòng khả năng bùng phát.
Ông Giorgi nhận xét: “Những đột biến gen hiếm gặp chỉ có khoảng
dưới 1% tất cả các bộ gen đã được giải trình tự DNA”.
“Nhưng điều cơ bản là chúng tôi phải nghiên cứu và
phân tích những đột biến gen để có thể xác định khả năng hoạt động, theo dõi sự
lây lan của những loại này. Tất cả các quốc gia cần phải đóng góp vào công
trình nghiên cứu quan trọng này, cho phép các nhà khoa học thế giới truy cập
vào cơ sở dữ liệu trình tự bộ gen virus mà các cơ sơ nghiên cứu y tế đất nước
đó đang sở hữu”.