Một nghiên cứu toàn cầu về những rạn san hô trên thế giới cho thấy, cá mập đang 'tuyệt chủng về chức năng', tức là không còn đóng vai trò quan trọng trong chức năng duy trì hệ sinh thái trên gần một phần năm các rạn san hô được khảo sát.
Giáo sư Colin Simpfendorfer thuộc Đại học James Cook, Úc, một
trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu, kết quả được tổ chức FinPrint
toàn cầu công bố trên tạp chí Nature cho biết: trong số 371 rạn san hô được khảo
sát ở 58 quốc gia, rất hiếm thấy được cá mập trên gần 20% những rạn san hô này.
Giáo sư Simpfendorfer nói: "Điều này không có nghĩa là
không có bất kỳ con cá mập nào trên các rạn san hô này, nhưng có nghĩa là đã
"tuyệt chủng về chức năng "- cá mật đã không đóng vai trò thông thường
trong hệ sinh thái tại những khu vực san hô này".
Hàng thập kỷ khai thác quá mức đã tàn phá quần thể cá mập,
khiến loài cá quan trọng này mất đi tình trạng sinh thái bình thường. Nhưng
các nhà khoa học biết được về đời sống cá mập chỉ từ những hồ sơ đánh bắt trong
nghề cá, có rất ít thông tin về tình trạng đời sống cá mập trong môi trường sống
ven biển.
Để lấp lỗ hổng kiến thức này, một nhóm nghiên cứu quốc tế
thuộc tổ chức FinPrint thu thập những dữ liệu của hơn 15.000 trạm video, truyền
từ xa dưới nước được chuẩn hóa, triển khai trên 371 rạn san hô thuộc 58 quốc
gia để ước tính tình trạng bảo tồn cá mập rạn san hô trên toàn cầu. Kết quả
rất đáng lo ngại, việc đánh bắt cá bừa bãi đã đe dọa nghiêm trọng quần thể cá mập
rạn san hô: không có con cá mập nào trên gần 20% các rạn san hô được khảo sát
Ông cho biết, hầu như không có con cá mập nào được phát hiện
ỳ trong 69 rạn san hô của sáu quốc gia: Cộng hòa Dominican, Tây Ấn thuộc Pháp,
Kenya, Việt Nam, Antilles của Hà Lan Windward và Qatar.
"Tại các quốc gia này, chỉ có ba con cá mập được quan
sát trong hơn 800 giờ khảo sát", giáo sư Simpfendorfer nhấn mạnh.
Tiến sĩ Demian Chapman, đồng chủ tịch tổ chức FinPrint toàn
cầu, phó giáo sư tại Khoa Khoa học Sinh học và Viện Môi trường thuộc Đại học Quốc
tế Florida cho biết, đây là hậu quả của những vấn đề trọng tâm như mật độ dân số
cao, đánh bắt cá bừa bãi và công tác quản
trị yếu kém.
Tiến sĩ Chapman nói: "Chúng tôi nhận thấy rằng quần thể
cá mập chỉ có thể tồn tại tốt bên cạnh con người khi cộng đồng xã hội có ý chí
bảo vệ môi trường, có đầy đủ phương tiện và kế hoạch cấp nhà nước để thực hiện hoạt
động bảo tồn",.
Giáo sư Simpfendorfer cho rằng, Úc là một trong những quốc
gia hoạt động hiệu quả nhất trong việc bảo vệ quần thể cá mập và đảm bảo quần
thể cá mập này duy trì vai trò của mình trong môi trường sinh thái.
"Úc đứng ngang hàng cùng với các quốc gia khác như Liên
bang Micronesia, Polynesia thuộc Pháp và Mỹ. Các quốc gia cho thấy có những hoạt
động bảo tồn quan trọng đối với quần thể cá mập: các cơ quan bảo vệ tốt sự cân
bằng sinh thái, hoặc cấm đánh bắt cá mập hoặc quản lý chặt chẽ trên cơ sở khoa
học, giới hạn số lượng cá mập có thể bị đánh bắt, "ông nói.
Jody Allen, đồng sáng lập và chủ tịch Quỹ gia đình Paul G.
Allen, ủng hộ và hậu thuẫn cho dự án FinPrint toàn cầu phát biểu: “đây là kết
quả rất đáng tiếc khi cá mập biến mất khỏi nhiều rạn san hô trên thế giới, gây ảnh
hưởng nghiệm trọng đến quần thể sinh thái rặng san hô và có thể gây tổn thương
đến môi trường biển”. Bà nhấn mạnh:
"Dữ liệu thu thập được từ cuộc khảo sát đầu tiên trên
toàn thế giới về cá mập trên các rạn san hô có thể sẽ là tư liệu để từ đó, các
quốc gia có các kế hoạch bảo tồn lâu dài, bảo vệ những con cá mập rạn san hô
còn sót lại".
Tổ chức Global FinPrint là sáng kiến của Quỹ gia đình Paul
G. Allen, do các nhà khoa học sinh thái Đại học Quốc tế Florida lãnh đạo, được
liên minh toàn cầu các tổ chức bảo vệ môi trường sinh thái thế giới của các nhà
nghiên cứu, nhà tài trợ và các nhóm bảo tồn hỗ trợ.
Dự án được bắt đầu vào năm 2015, đây là hoạt động khảo sát đầu
tiên trên quy mô toàn cầu, tổ chức Global FinPrint triển khai hệ thống Video dưới
nước thu tín hiệu từ xa có mồi bẫy (BRUVS) ghi lại hoạt động của cá mập, cá đuối
và những sinh vật biển khác trên các rạn san hô.
Dự án thường đặt 30 đến 100 BRUVS trên một rạn san hô và ghi
lại cảnh động vật trong 60 phút trên mỗi con. Dữ liệu cho phép xác định
những yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái và số lượng cá mập và cá đuối.
Global FinPrint là dự án quốc tế với hơn 120 nhà nghiên cứu
tập trung vào bốn khu vực rạn san hô chính: tây Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Tây
Thái Bình Dương và Trung Thái Bình Dương.
Đây là chương trình thu thập và phân tích dữ liệu lớn nhất
và toàn diện nhất về các quần thể cá mập và cá đuối rạn san hô trên thế giới, giúp
những loài động vật này cũng như các quốc gia có được cơ sở dữ liệu để thực hiện
công tác bảo tồn, duy trì môi trường sinh thái biển ở mức cao nhất.