Ngày 7/7, điện năng, sản xuất từ nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, xây dựng trong khuôn viên một trang trại muối, có công suất phát điện 1 GW, đã hòa lưới tại thành phố Thiên Tân, phía bắc Trung Quốc.
Trang Hoàn cầu Thời báo (Global Times) dẫn bản tin từ Tân
Hoa Xã cho biết, nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới, sử dụng một khu đất
cho ba chức năng sản xuất cùng lúc: sản xuất năng lượng từ pin mặt trời, sản xuất
muối từ ánh sáng mặt trời và nuôi trồng thủy sản.
Trong thiết kế tổng thể của nhà máy điện mặt trời 1GW này, khoảng
cách giữa các dãy tấm pin mặt trời được kéo dài đến 14 mét, gần gấp đôi chiều
dài của các dãy tấm pin mặt trời thông thường, để cho phép ánh nắng mặt trời
chiếu xuống nước trong quá trình sản xuất muối.
Những tấm pin điện mặt trời được đặt nghiêng 17 độ, chứ
không nghiêng 40 độ như ở các nhà máy năng lượng mặt trời thông thường, cho
phép cung cấp ánh nắng mặt trời tối đa cho mặt nước hàng năm.
Các tấm pin mặt trời cũng được sản xuất theo công nghệ kép, mặt
sau của các tấm pin cũng có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời, tăng cường
thêm hiệu suất phát điện từ 5-7%.
Nhà máy năng lượng mặt trời được xây dựng phía trên một
trang trại muối có diện tích 1.333,33, có tổng công suất sản xuất khoảng 1,5 tỷ
kilowatt giờ (kWh) điện mỗi năm. Khi hoạt động hết công suất, dự án sẽ tiết
kiệm 500.000 tấn than tiêu chuẩn cho sản xuất điện và giảm 1,25 triệu tấn khí
thải carbon dioxide mỗi năm.
Nhiều địa phương ở Trung Quốc đã ứng dụng mô hình sản xuất
công nghiệp kết hợp với sản xuất điện mặt trời.
Ông Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng
lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, trong cuộc phỏng vấn với Global Times cho
biết, phương thức tiếp cận tích hợp trong sử dụng đất cho sản xuất năng lượng
tái tạo giúp người dân và nhà nước có được nhiều nguồn doanh thu hơn từ những
cơ sở kinh doanh sản xuất khác nhau dưới tác động của nền kinh thế thị trường.
Trên Dải Bắc Sonid của địa khu Tích Lâm Quách Lặc (Xilin Gol) thuộc Khu tự trị
Nội Mông phía Bắc Trung Quốc, những cừu lang thang và ăn trên cánh đồng cỏ bên
trong một cơ sở năng lượng quang điện, với những mô-đun được lắp đặt cao hơn những
mô-đun điện ở các trang trại thông thường 1,5 mét.
Trên vùng nông thôn miền nam Trung Quốc, những tấm pin mặt
trời được lắp đặt phía trên ao cá hoặc ruộng lúa nhưng không cản trở nuôi trồng
thủy sản hoặc sản xuất nông nghiệp.
Trong lĩnh vực năng lượng mới, Trung Quốc đầu tư khoảng 9,2
nghìn tỷ nhân dân tệ (1,36 nghìn tỷ USD) trong năm 2022, 37% trong số đó được đầu
tư vào năng lượng gió và mặt trời, theo một báo cáo tháng 1 của công ty tư vấn
Trung Quốc CINNO Research.
Nghiên cứu của CINNO dự báo, sự phát triển hiện nay của
ngành năng lượng mới sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong vòng 3 đến 5 năm tới,
ngành năng lượng mới sẽ trở thành động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế
của Trung Quốc.
Theo Tổng công ty điện Trung Quốc Huadian (China Huadian
Corporation) các dự án của công ty có tổng công suất 9,43 triệu kilowatt đã được
đưa vào hoạt động trong nửa đầu năm 2023, gấp 10,4 lần so với cùng kỳ năm 2023.