Công ty tư nhân Nhật Bản Astroscale chuẩn bị phóng vệ tinh “thu hổi rác thải” đầu tiên trên thế giới, thử nghiệm phương pháp sử dụng nam châm để thu thập các vệ tinh thải loại trong không gian.
Sử dụng một cặp vệ tinh, có tên gọi là ELSA-d, lần đầu tiên Astroscale
sẽ sử dụng cơ hội này để chứng minh thử nghiệm đầu cuối những công nghệ quan trọng
nhằm thu dọn, loại bỏ các mảnh vụn những vệ tinh không gian xung quanh hành
tinh.
Bằng cách này, công ty tư nhân Nhật Bản đặt mục tiêu thúc đẩy
các chính phủ trên toàn thế giới đẩy nhanh tốc độ những cuộc thảo luận, đưa ra những
chính sách cần thiết nhằm giải quyết vấn đề rác thải không gian đang ngày càng
trở lên phức tạp hơn.
Các nhà khoa học Nhật Bản dự kiến sử dụng Hai vệ tinh nặng
200 kg này thử nghiệm khả năng thực thi và tính khả thi công nghệ sử dụng hệ thống
từ trường thu thập các vệ tinh thải loại trên quỹ đạo vũ trụ gần Trái đất.
Vệ tinh thu gom các vệ tinh thải loại của Astroscale
Nhà sáng lập của Astroscale, Nobu Okada trả lời phỏng vấn AFP cho biết, mật độ các mảnh vỡ
không gian đạt đến 'mức tới hạn', các vụ va chạm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Ông nói: “Nếu chúng ta không thực hiện bất kỳ hành động nào,
không gian sẽ không còn bền vững nữa. 'Vì vậy, cần phải dọn dẹp không
gian.'
'Một tỷ lệ nhất định các vệ tinh trong không gian sẽ được
thay thế bằng các vệ tinh mới để giữ vùng phủ sóng. 'Để làm được điều đó, phải
loại bỏ những vệ tinh cũ nhất để đảm bảo quỹ đạo bay sạch sẽ.'
Cuộc thử nghiệm của Astroscale là, hai vệ tinh ELSA-d được
đưa vào không gian cùng nhau - một vệ tinh dịch vụ nặng 180kg để thu thập vệ
tinh cũ và một 'vệ tinh khách' 20kg.
Vệ tinh khách hàng nhỏ hơn là một vật thẻ thải loại giả định,
được gắn một tấm vật liệu cho phép kết nối bằng cơ chế từ tính với vệ tinh dịch
vụ khi đến gần.
Các thử nghiệm bao gồm việc vệ tinh dịch vụ thả vệ tinh
khách, tìm kiếm, định vị và sử dụng nam châm điện hút trở lại vệ tinh khách.
Mô phỏng thử nghiệm vệ tinh thu hồi vệ tinh thải loại trong không gian của Astroscale
Sau khi các thử nghiệm được thực hiện, ELSA-d dự kiến sẽ gửi
đến trung tâm nghiên cứu của công ty các dữ liệu quan trọng trước khi quay trở
về và bốc cháy trong bầu khí quyển của Trái đất. Những dữ liệu quan trọng này sẽ
được sử dụng để hướng dẫn các sứ mệnh khai thác vũ trụ, hoạch định chính sách của
các chính phủ trong tương lai trong việc chế tạo các vệ tinh và cơ chế thu hồi
các vệ tinh thải loại.
Các vệ tinh Astroscale ELSA-d cùng với một vệ tinh cảm biến
của Hàn Quốc và các thiết bị vũ trụ có trọng tải nhỏ hơn khác là những hàng hóa
của tàu vận tải vũ trụ Soyuz-2.1a, khởi điểm được chuẩn bị đưa vào vũ trụ lần
phóng ngày 20/3 (thứ Bảy vừa qua).
Nhưng vụ phóng tên lửa bị hoãn lại một ngày sau khi các kỹ
sư không gian phát hiện một sự cố ở tầng trên của tên lửa. Bộ Khoa học và
CNTT-TT Hàn Quốc, khách hàng chung của sứ mệnh vận tải vào không gian đã thông
báo báo về việc hoãn vụ phóng này.
Vụ phóng được tạm dừng khoảng một giờ trước thời điểm phóng,
11:07 sáng giờ địa phương tại Sân bay vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan.
Sau đó, Dmitry Rogozin, giám đốc Roscosmos, trả lời Hãng
thông tấn Nhà nước Sputnik xác nhận hoãn
vụ phóng đến Chủ nhật, ngày 21/3. Lãnh đạo cơ quan vũ trụ Nga cho biết:
"Có một cơn bão điện từ trong khí quyền và chúng tôi quyết định không mạo
hiểm".
Khối lượng các mảnh vỡ những vật thể nhân tạo trong không
gian ngày càng tăng đã trở thành một vấn đề lớn đối với những sứ mệnh nghiên cứu
và khai thác không gian hiện nay. Ngay cả Trạm vũ trụ Quốc tế cũng phải chuẩn bị
các hoạt động di chuyển né tránh trong trường hợp một mảnh rác thải tàu vũ trụ,
hoặc các vật thể vũ trụ khác rơi vào hành trình, có thể va chạm với ISS.
Tháng 9/2020, ISS phải nhờ sự hỗ trợ của tàu vũ trụ tiếp vận
Tiến bộ Nga để cơ động né tránh và buộc phi hành đoàn trên Trạm phải di chuyển
sang tàu vũ trụ Soyuz đang kết nối với ISS, khi một mảnh vỡ rác thải vũ trụ bay
trên quỹ đạo di chuyển.
Sự ô nhiễm không gian bằng các mảnh vỡ và những vật thể nhân
tạo khác trên quỹ đạo thấp của Trái đất, liên tục gia tăng theo thời gian và làm
tăng nguy cơ va chạm, thậm chí có thể tạo ra hiệu ứng domino tiềm tàng những vụ
va chạm các nhóm vệ tinh khác nhau trong không gian. Hơn thế nữa, sự cố ô nhiễm
không gian sẽ gây khó khăn và gia tăng nguy hiểm cho các sứ mệnh nghiên cứu và
khai thác không gian vũ trụ.