Năm ngoái, trang Spectrum thông báo về một sáng kiến kết hợp nhà nước và tư nhân Nhật Bản hình thành và phát triển một ngành công nghiệp mới trên nền tảng các phương tiện cất cánh và hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL) và ô tô bay.
Ngày 30/4, công ty khởi nghiệp SkyDrive Inc. công bố những
tiến bộ đạt được, tổ chức một cuộc họp báo giới thiệu nguyên mẫu xe điện bay và
giới thiệu cho các phóng viên xem video, quay ba ngày trước nguyên mẫu xe điện
cất cánh thẳng đứng, thực hiện chuyến bay thử nghiệm trước sự chứng kiến của
nhân viên và những nhà đầu tư.
Nguyên mẫu là chiếc eVTOL một chỗ ngồi, kiểu dáng đẹp, được
gọi là SD-03 (SkyDrive thế hệ ba), hình dáng như một thủy phi cơ trên ván trượt, nặng 400 kg. Thân xe được chế
tạo từ sợi
carbon, nhôm và các vật liệu composite, đảm bảo trọng lượng, độ ổn định và độ bền cao.
Phương tiện bay cất hạ cánh thẳng đứng eVTOL Nhật Bản
SD-03 được trang bị bốn cặp rôto đồng trục dẫn động điện 2
cánh quạt, một động cơ được gắn trên góc phần tư. Nhóm động cơ cho phép xe bay
có thời gian bay 5 đến 10 phút với tốc độ khoảng 50 km/h. Nobuo Kishi, giám đốc
công nghệ Sky Drive, giải thích: “Hai cánh quạt trên mỗi mô tơ điện quay ngược
chiều nhau. Thiết kế này hủy bỏ mô-men xoắn của cánh quạt, tạo ra cấu trúc nhỏ
gọn, khi hạ cánh chỉ cần không gian của hai chiếc ô tô đang đậu".
Ông Kishi từ chối không cung cấp thêm thông tin chi tiết về
hệ thống truyền động, cho biết đó là bí mật kinh doanh và là ưu thế cạnh tranh.
Ông cũng không giới thiệu hệ thống lưu trữ năng lượng của xe mà chỉ nói, chiếc
eVTOL đang sử dụng pin lithium polymer.
Nhu cầu giữ bí mật này là sự hạn chế của công nghệ lưu trữ
năng lượng. “Tổng năng lượng có thể được lưu trữ trong pin là một yếu tố hạn chế
lớn,” Steve Wright, Nghiên cứu viên cao cấp về Hệ thống máy bay và điện tử tại
Đại học Tây Anh Quốc cho biết. “Đó là nguyên nhân vì sao hầu như mọi dự án tương
tự đều hướng đến thị trường taxi đường không trong các siêu đô thị chứ không phải
bên ngoài”.
Video của SkyDrive ghi lại cảnh xe SD-03 cất cánh thẳng đứng,
thực hiện các thao tác di chuyển cách mặt đất tới hai mét xung quanh một khu vực
có lưới. Chiếc xe di chuyển với tốc độ đi bộ trong khoảng 4 phút, sau đó hạ
cánh xuống một điểm được chỉ định.
Với mục đích giám sát và sao lưu, các kỹ sư sử dụng một hệ
thống điều khiển tăng cường với sự hỗ trợ của máy tính nhằm đảm bảo sự ổn định
và an toàn của xe bay.
Phát biểu trong cuộc họp báo, Tomohiro Fukuzawa, giám đốc điều
hành SkyDrive ước tính hiện có khoảng 100 dự án ô tô bay đang được thực hiện
trên khắp thế giới, “nhưng chỉ một số ít thành công với một người trên xe”.
Ông nhấn mạnh, Nhật Bản đi sau các nước khác trong ngành
hàng không nhưng lại vượt trội về sản xuất ô tô. Với những điểm tương đồng giữa
ô tô - đặc biệt là ô tô điện và VTOL, Nhật Bản có thể cạnh tranh với các công
ty ở Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc, đang phát triển eVTOL.
Những kết quả của SkyDrive khuyến khích các nhà đầu tư mạo
hiểm tham gia. Số tiền đầu tư tăng gấp ba lần với tổng số 5,9 tỷ yên (56 triệu
đô la). Các nhà đầu tư là những tập đoàn kinh tế lớn, thấy được cơ hội thâm nhập
vào hạ tầng cơ bản của một ngành công nghiệp mới đầy hứa hẹn, được chính phủ hậu
thuẫn.
Nhà đầu tư NEC đang hướng tới hệ thống quản lý không lưu
tiên tiến, công ty dầu khí lớn nhất Nhật Bản Eneos quan tâm đến việc phát triển
những trạm sạc cho tất cả các loại xe điện.
Tháng 5/2021, SkyDrive giới thiệu một máy bay không người
lái, sử dụng cho mục đích thương mại, thiết kế trên cơ sở hệ thống truyền động
và nguồn năng lượng của SD-03. UAV mang tên là Cargo Drone, có thể vận chuyển
trọng tải đến 30 kg, được lập trình để bay tự động hoặc điều khiển bằng tay.
Phương tiện bay eVTOL và UAV vận tải của công ty SkyDrive
UAV được vận hành như một dịch vụ vận tải của SkyDrive, khởi
điểm với mức phí thuê hàng tháng tối thiểu là 380.000 yên (3.600 đô la), tăng
theo mục đích và tần suất sử dụng.
Ông Kishi cho biết, UAV vận tải thương mại được thiết kế để
hoạt động trong phạm vi 3 km ở những địa điểm khó đi hoặc mất thời gian khi cơ
động đường bộ đường bộ. Obayashi Corp., một trong năm công ty xây dựng lớn của
Nhật Bản, một trong những nhà đầu tư vào SkyDrive, bắt đầu thử nghiệm Cargo
Drone để vận chuyển tử động nguyên vật liệu như bao cát và gỗ đến một địa điểm
xa xôi, khó tiếp cận.
Ông Fukuzawa thành lập SkyDrive năm 2018 sau khi rời Toyota
Motor và làm việc với Cartivator, một nhóm kỹ sư tình nguyện quan tâm đến việc
phát triển ô tô bay. Công ty SkyDrive hiện có 50 nhân viên.
Cũng trong năm 2018, chính phủ Nhật Bản thành lập Hội nghị
Liên tịch Công tư về di chuyển đường không, thành viên tham gia là các công ty
tư nhân, trường đại học và các bộ ngành chính phủ.
Mục tiêu đặt ra là biến ý tưởng thành các phương tiện bay hiện
thực vào năm 2023. Ông Tomohiko Kojima, thuộc Cục Hàng không Dân dụng Nhật Bản cho
biết, kể từ khi thành lập Hội nghị, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du
lịch (MLIT) tổ chức một số cuộc họp, thảo luận về các vấn đề như vùng trời sử dụng
eVTOL, quy tắc bay và độ cao cho phép.
“Tháng trước, Bộ thành
lập một nhóm công tác, nghiên cứu về những tiêu chuẩn chứng nhận cho eVTOL,
tiêu chuẩn cho phi công và những tiêu chuẩn an toàn vận hành thiết bi,” ông
Kojima nói thêm.
Fukuzawa đặt mục tiêu đến năm 2023 sẽ bắt đầu dịch vụ taxi
(một hành khách và phi công) trong khu vực Vịnh Osaka, bay giữa các địa điểm
như sân bay Kansai và Kobe đến các điểm thu hút khách du lịch như Universal
Studios Japan.
Những chuyến bay này sẽ mất gần mười phút , một phần do hạn
chế của hệ thống lưu trữ năng lượng pin. Chuyên gia Wright nói: “Những gì
SkyDrive đang đề xuất hoàn toàn có thể thực hiện được. “Các dự án eVTOL, sử dụng
mô tơ điện đều bị giới hạn thời gian bay dưới 30 phút, mức dự trữ an toàn khoảng
10 đến 20 phút bay”.