Nhóm nghiên cứu Sandia, Mỹ thành công phát triển thiết bị then chốt trong hệ thống dẫn đường không GPS Nhóm nghiên cứu Sandia, Mỹ thành công phát triển thiết bị then chốt trong hệ thống dẫn đường không GPS Các nhà khoa học Mỹ thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia thành công chế tạo một thiết bị, cho phép thu nhỏ hệ thống dẫn đường tiên tiến không sử dụng GPS, phù hợp với yêu cầu trong ứng dụng thực tế. Chiếc hộp kim loại titan với cửa sổ sapphire có thể làm thay đổi thế giới. Những gì bên trong thiết bị nhỏ gọn này, trong tương lai sẽ bắt đầu một kỷ nguyên hệ thống điều hướng không phụ thuộc vệ tinh mới. Trong hơn một năm, buồng chân không có kích thước bằng quả bơ chứa một đám mây nguyên tử trong điều kiện thích hợp, được sử dụng cho các phép đo định hướng chính xác. PGS TS Vật lý và Thiên văn học Peter Schwindt thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia cho biết, đây là thiết bị nhỏ gọn đầu tiên, tiết kiệm năng lượng và có độ tin cậy cao, có khả năng lắp đặt các cảm biến sử dụng cơ học lượng tử, có những tính năng vượt trội hơn các công nghệ điều hướng thông thường từ phòng thí nghiệm sang ứng dụng thương mại. Sandia phát triển buồng chân không này như một công nghệ cốt lõi của các hệ thống định vị tương lai, không sử dụng vệ tinh GPS. Công nghệ được giới thiệu vào đầu năm 2021 trên tạp chí AVS Quantum Science . Hiện nay, gần như tất cả các trang thiết bị trên khắp thế giới đều sử dụng GPS để dẫn đường. Công nghệ này có thể được thực hiện trên cơ sở ứng dụng đồng hồ nguyên tử, đo thời gian với độ chính xác siêu cao, hoàn hảo đồng bộ hóa mạng lưới các vệ tinh. Thành phần hệ thống điều hướng thế hệ tiếp theo. Thiết bị chân không chứa đám mây điện tử nhỏ gọn, được thiết kế và chế tạo tại Sandia, thành phần then chốt của hệ thống định vị thế hệ tiếp theo. Anh: Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia Nhưng tín hiệu GPS có thể bị gây nhiễu, chế áp hoặc giả mạo, vô hiệu hóa hệ thống định vị trên các phương tiện thương mại và quân sự. Do đó, các phương tiện trong tương lai cần có thiết bị dẫn đường, có thể tự theo dõi vị trí không sử dụng hệ thống GPS. Các kỹ sư đã thực hiện được công nghệ này với các thiết bị trên bo mạch chính xác như đồng hồ nguyên tử, nhưng thiết bị đo gia tốc và chuyển động quay bằng phương pháp chiếu tia laser vào những đám mây khí rubidi nhỏ giống như đám mây nguyên tử chứa trong hộp titan của Sandia. Thiết bị nhỏ gon cho những ứng dụng trong thực tế. Máy đo gia tốc nguyên tử và con quay hồi chuyển đã có, nhưng thiết bị quá cồng kềnh và tiêu hao nhiều điện năng khi sử dụng trong hệ thống định vị của máy bay. Nguyên nhân chính là thiết bị cần một hệ thống chân không lớn để hoạt động với nguồn điện hàng nghìn vôn. Nghiên cứu sinh sau TS Bethany Little thuộc Sandia, đang tham gia vào nghiên cứu cho biết: "Cảm biến lượng tử là một lĩnh vực đang phát triển và có rất nhiều ứng dụng đang phát triển trong phòng thí nghiệm. Nhưng khi đưa vào áp dụng thực tê, rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Cảm biến phải được phát triển nhỏ gọn và chắc chắn, gói gọn trong 1 cm3 (0,06 inch3) thể tích, lớn hơn là sự lãng phí không gian. Nhóm nghiên cứu Bethany chứng minh được, cảm biến lượng tử có thể hoạt động mà không cần hệ thống chân không công suất lớn. Phát hiện này cho phép thu nhỏ thiết bị đến kích thước thực tế nhưng không giảm độ chính xác cao. PGS.TS Sandia Peter Schwindt và nghiên cứu sinh sau TS Bethany Little nghiên cứu hộp chân không trong một giá đỡ màu vàng, in 3D. Ảnh: Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia. Nhóm nghiên cứu thay thế máy bơm chân không điện, hút các phân tử rò rỉ trong hộp chân không và phá hủy các phép đo bằng một cặp thiết bị, gọi là getters, sử dụng các phản ứng hóa học kết dính những phần tử xâm nhập. Mỗi thiết bị có kích thước một cục tẩy bút chì, được nhét vào bên trong hai ống nhỏ nhô ra từ hộp kim loại. Thiết bị hoạt động không cần nguồn điện. Để ngăn chặn đến tuyệt đối chất gây ô nhiễm, PGS TS Peter phối hợp với các nhà khoa học vật liệu Sandia, chế tạo hộp bằng titan và sapphire. Những vật liệu này đặc biệt hiệu quả ngăn chặn các loại khí như heli, có thể xuyên qua thép không gỉ và thủy tinh Pyrex. Chương trình Nghiên cứu và Phát triển được Chỉ đạo trong Phòng thí nghiệm của Sandia tài trợ. Chế tạo hộp kim loại chứa đám mây nguyên tử được sử dụng những kỹ thuật chế tạo tinh vi mà Sandia đã phát triển để kết dính những vật liệu tiên tiến cho những thành phần của vũ khí hạt nhân. Cũng tương tự như vũ khí hạt nhân, hôp titan phải hoạt động với độ tin cậy cao nhiều năm. Nhóm nghiên cứu của Sandia tiếp tục theo dõi thiết bị. Mục đích đặt ra là giữ thiết bị trong trạng thái niêm phong và hoạt động trong 5 năm, yếu tố quan trọng chứng minh rằng, công nghệ sẵn sàng đưa vào sử dụng thực tế. Trong thời gian này, các nhà khoa học tập trung phát triển một quy trình sản xuất dây chuyền hợp lý. Trịnh Thái Bằng Nguồn: KH&ĐS 8/11/2021 18:29 632 Các nhà khoa học Mỹ thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia thành công chế tạo một thiết bị, cho phép thu nhỏ hệ thống dẫn đường tiên tiến không sử dụng GPS, phù hợp với yêu cầu trong ứng dụng thực tế. Chiếc hộp kim loại titan với cửa sổ sapphire có thể làm thay đổi thế giới. Những gì bên trong thiết bị nhỏ gọn này, trong tương lai sẽ bắt đầu một kỷ nguyên hệ thống điều hướng không phụ thuộc vệ tinh mới.Trong hơn một năm, buồng chân không có kích thước bằng quả bơ chứa một đám mây nguyên tử trong điều kiện thích hợp, được sử dụng cho các phép đo định hướng chính xác. PGS TS Vật lý và Thiên văn học Peter Schwindt thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia cho biết, đây là thiết bị nhỏ gọn đầu tiên, tiết kiệm năng lượng và có độ tin cậy cao, có khả năng lắp đặt các cảm biến sử dụng cơ học lượng tử, có những tính năng vượt trội hơn các công nghệ điều hướng thông thường từ phòng thí nghiệm sang ứng dụng thương mại.Sandia phát triển buồng chân không này như một công nghệ cốt lõi của các hệ thống định vị tương lai, không sử dụng vệ tinh GPS. Công nghệ được giới thiệu vào đầu năm 2021 trên tạp chí AVS Quantum Science .Hiện nay, gần như tất cả các trang thiết bị trên khắp thế giới đều sử dụng GPS để dẫn đường. Công nghệ này có thể được thực hiện trên cơ sở ứng dụng đồng hồ nguyên tử, đo thời gian với độ chính xác siêu cao, hoàn hảo đồng bộ hóa mạng lưới các vệ tinh.Thành phần hệ thống điều hướng thế hệ tiếp theo.Thiết bị chân không chứa đám mây điện tử nhỏ gọn, được thiết kế và chế tạo tại Sandia, thành phần then chốt của hệ thống định vị thế hệ tiếp theo. Anh: Phòng thí nghiệm quốc gia SandiaNhưng tín hiệu GPS có thể bị gây nhiễu, chế áp hoặc giả mạo, vô hiệu hóa hệ thống định vị trên các phương tiện thương mại và quân sự. Do đó, các phương tiện trong tương lai cần có thiết bị dẫn đường, có thể tự theo dõi vị trí không sử dụng hệ thống GPS.Các kỹ sư đã thực hiện được công nghệ này với các thiết bị trên bo mạch chính xác như đồng hồ nguyên tử, nhưng thiết bị đo gia tốc và chuyển động quay bằng phương pháp chiếu tia laser vào những đám mây khí rubidi nhỏ giống như đám mây nguyên tử chứa trong hộp titan của Sandia.Thiết bị nhỏ gon cho những ứng dụng trong thực tế.Máy đo gia tốc nguyên tử và con quay hồi chuyển đã có, nhưng thiết bị quá cồng kềnh và tiêu hao nhiều điện năng khi sử dụng trong hệ thống định vị của máy bay. Nguyên nhân chính là thiết bị cần một hệ thống chân không lớn để hoạt động với nguồn điện hàng nghìn vôn.Nghiên cứu sinh sau TS Bethany Little thuộc Sandia, đang tham gia vào nghiên cứu cho biết: "Cảm biến lượng tử là một lĩnh vực đang phát triển và có rất nhiều ứng dụng đang phát triển trong phòng thí nghiệm. Nhưng khi đưa vào áp dụng thực tê, rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Cảm biến phải được phát triển nhỏ gọn và chắc chắn, gói gọn trong 1 cm3 (0,06 inch3) thể tích, lớn hơn là sự lãng phí không gian.Nhóm nghiên cứu Bethany chứng minh được, cảm biến lượng tử có thể hoạt động mà không cần hệ thống chân không công suất lớn. Phát hiện này cho phép thu nhỏ thiết bị đến kích thước thực tế nhưng không giảm độ chính xác cao. PGS.TS Sandia Peter Schwindt và nghiên cứu sinh sau TS Bethany Little nghiên cứu hộp chân không trong một giá đỡ màu vàng, in 3D. Ảnh: Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia.Nhóm nghiên cứu thay thế máy bơm chân không điện, hút các phân tử rò rỉ trong hộp chân không và phá hủy các phép đo bằng một cặp thiết bị, gọi là getters, sử dụng các phản ứng hóa học kết dính những phần tử xâm nhập. Mỗi thiết bị có kích thước một cục tẩy bút chì, được nhét vào bên trong hai ống nhỏ nhô ra từ hộp kim loại. Thiết bị hoạt động không cần nguồn điện.Để ngăn chặn đến tuyệt đối chất gây ô nhiễm, PGS TS Peter phối hợp với các nhà khoa học vật liệu Sandia, chế tạo hộp bằng titan và sapphire. Những vật liệu này đặc biệt hiệu quả ngăn chặn các loại khí như heli, có thể xuyên qua thép không gỉ và thủy tinh Pyrex. Chương trình Nghiên cứu và Phát triển được Chỉ đạo trong Phòng thí nghiệm của Sandia tài trợ.Chế tạo hộp kim loại chứa đám mây nguyên tử được sử dụng những kỹ thuật chế tạo tinh vi mà Sandia đã phát triển để kết dính những vật liệu tiên tiến cho những thành phần của vũ khí hạt nhân. Cũng tương tự như vũ khí hạt nhân, hôp titan phải hoạt động với độ tin cậy cao nhiều năm.Nhóm nghiên cứu của Sandia tiếp tục theo dõi thiết bị. Mục đích đặt ra là giữ thiết bị trong trạng thái niêm phong và hoạt động trong 5 năm, yếu tố quan trọng chứng minh rằng, công nghệ sẵn sàng đưa vào sử dụng thực tế. Trong thời gian này, các nhà khoa học tập trung phát triển một quy trình sản xuất dây chuyền hợp lý. Trịnh Thái BằngNguồn: KH&ĐS Trở về đầu trang Hệ thống dẫn đường vệ tinhGPScảm biến lượng tửcon quay hồi chuyển laserđo gia tốc 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10