Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học từ Thụy Điển, Na Uy và Đức, công bố trên tạp chí Science ngày 2/7 cho thấy, mức xả thải nhựa hiện nay trên toàn cầu đang gây ra những tác động có khả năng không thể phục hồi trong tương lai.
Theo nhóm nghiên cứu, ô nhiễm nhựa trở thành mối đe dọa toàn
cầu, cần phải có những chính sách cấp nhà nước phù hợp, thúc đẩy những hành động
quyết liệt nhằm giảm mạnh lượng rác thải nhựa ra môi trường.
Ô nhiễm nhựa môi trường tiệm cận đỉnh không thể phục hồi
Đến thời điểm này, có thể tìm thấy rác thải nhựa khắp mọi
nơi trên hành tinh: từ sa mạc, trên đỉnh núi cao đến đáy đại dương sâu và vùng
tuyết ở Bắc Cực. Tính đến năm 2016, ước tính lượng rác thải nhựa toàn cầu ra
các hồ, sông và đại dương trên thế giới từ 9 đến 23 triệu tấn mỗi năm, một lượng
lớn gần gấp đôi chôn lấp trên đất liền. Đến năm 2025, những con số này sẽ
tăng gấp hai lần nếu không có những chính sách quyết liệt hạn chế lượng rác thải
nhựa trên toàn thế giới.
Thùng nhựa xanh trên đại dươngdo tàu nghiên cứu
SONNE của Đức thu được trong chuyến hải trình SO268/3 qua Bắc Thái Bình Dương từ
Vancouver đến Singapore mùa hè năm 2019. Nguồn: © Gritta Veit-Köhler
Senckenberg
Matthew MacLeod, GS tại Đại học Stockholm, tác giả của công
trình nghiên cứu cho biết, rác thải nhựa trở thành mối đe dọa lớn cho đời sống
xã hội, rò rỉ ra môi trường khắp mọi nơi, ngay cả ở những quốc gia có cơ sở hạ
tầng xử lý rác thải tốt nhất. Lượng rác thải nhựa tiếp tục gia tăng dù nhận thức
về mối nguy hại ô nhiễm nhựa của các nhà khoa học và công chúng cao hơn đáng kể
trong những năm gần đây.
Mine Tekman, Nghiên cứu sinh TS tại Viện Alfred Wegener của Đức,
đồng tác giả nghiên cứu nhấn mạnh, ô nhiễm nhựa không chỉ là vấn đề môi trường
mà còn là vấn đề kinh tế, chính trị. Những giải pháp hiện nay như công nghệ tái
chế và thiêu huy không đủ và thế giới phải giải quyết vấn đề tận gốc.
Cua biển bám trên vật phẩm macroplastic, do tàu nghiên cứu
SONNE của Đức thu được trong chuyến hải trình SO268/3 qua Bắc Thái Bình Dương từ
Vancouver đến Singapore mùa hè năm 2019. Nguồn: © Gritta Veit-Köhler
Senckenberg
Thế giới đang thúc đẩy những giải pháp công nghệ nhằm tái chế
và loại bỏ nhựa ra khỏi môi trường, người tiêu dùng tin rằng nhựa sẽ được tái
chế hoàn toàn. Nhưng trên thực tế, công nghệ tái chế và phân hủy nhựa có rất
nhiều hạn chế, các nước có cơ sở hạ tầng tốt đã và đang xuất khẩu chất thải nhựa
sang các nước nghèo hơn.
Để giảm lượng rác thải nhựa cần có những chính sách cứng rắn,
quyết liệt như giới hạn sản xuất nhựa nguyên sinh, thúc đẩy tăng giá trị nhựa
tái chế, cấm xuất khẩu chất thải nhựa trừ khi xuất khẩu sang một quốc gia có khả
năng tái chế tốt hơn dưới sự giám sát của các tổ chức quốc tế.
Những vùng xa xôi, không thể thu gom don dẹp ô nhiễm nhựa môi trường
Nhựa tích tụ trong môi trường khi lượng rác thải vượt quá lượng
được tiêu trừ từ những các sáng kiến làm sạch và những quá trình phân hủy tự
nhiên của môi trường, diễn ra trong một quy trình nhiều giai đoạn, được gọi là
phong hóa.
Theo phân tích của Hans Peter Arp, GS Đại học Khoa học và
Công nghệ Na Uy (NTNU), sự phong hóa nhựa xảy ra do nhiều quá trình khác nhau, phụ
thuộc vào thời tiết, liên tục thay đổi do biến đổi khí hậu khiến quá trình
phong hóa làm thay đổi những đặc tính của ô nhiễm nhựa. Sự phân hủy diễn ra rất
chậm và không thể ngăn chặn sự tích tụ rác, do đó nhựa bị phong hóa tiếp tục
gây ô nhiễm với số lượng ngày càng tăng, tồn tại lâu dài khiến môi trường có
nguy cơ ô nhiễm không thể phục hồi.
Rác thải nhựa lọc từ thực phẩm thải loại thu gom ở Na Uy sau
khi lên men thành khí sinh học và phân bón đất. Ảnh: Caroline Hansen và Heidi
Knutsen, NGI
Theo Annika Jahnke, GS Đại học RWTH Aachen, đồng tác giả
nghiên cứu, những vùng môi trường xa, rác thải mảnh vụn nhựa không thể loại bỏ
bằng thu gom, dọn dẹp. Dưới tác động của thời tiết, sự phong hóa nhựa tạo ra một
số lượng rất lớn những hạt nhựa nano và vi mô, những hóa chất độc hại có trong
nhựa và polymer nhựa thấm vào môi trường. Rác thải nhựa trong môi trường liên tục
chuyển động, chuyển hóa phức tạp với những tác động nguy hại không thể dự đoán.
Nguy cơ tiềm ẩn sự hủy hoại môi trường không thể phục hồi
Những tổn thất nặng nề mà ô nhiễm nhựa gây ra đối với mọi hệ
sinh thái và nhiễm độc môi trường sống, đòng thời liên kết với những yếu tố khí
hậu, thời tiết tiêu cực do biến đổi khí hậu, gây căng thẳng môi trường ở các
vùng sâu vùng xa, tạo thành những tác động tiêu cựu trên phạm vi toàn cầu.
Những tác động của rác thải nhựa là sự trầm trọng hơn ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu trên toàn cầu, mất đa dạng sinh học ở đại dương do ô nhiễm
nhựa làm tăng thêm tác hại của việc đánh bắt quá mức phục hồi của hệ sinh thái
biển, liên tục mất môi trường sống của nhiều loại thủy hải sản do thay đổi nhiệt
độ nước, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và sự hiện diện của hóa chất độc hại.
Mối đe dọa của rác thải nhựa và biến đổi khí hậu có thể gây
ra những tác động lớn trên quy mô toàn cầu, không thể phục hồi trong tương lai.
Sự kết hợp giữa rác thải nhựa và biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có những chính
sách cấp thiết và hành động nhanh chóng quyết liệt để giảm lượng rác nhựa thải
ra môi trường, đồng thời cũng giảm đáng kế những tác động tiêu cực của biến đổi
khí hậu.