Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học trên toàn thế giới nỗ
lực tìm giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra phản ứng then chốt, sản
xuất hydro như một nguồn năng lượng sạch - tách các phân tử nước để tạo ra hydro
và oxy. Nhưng những nỗ lực hầu hết thất bại do quy trình sản xuất quá đắt đỏ.
Việc tìm kiếm giải pháp giảm chi phí lại dẫn đến hiệu quả sản xuất kém.
Trong một công trình khoa học, các nhà nghiên cứu thuộc Đại
học Texas tại Austin tìm được một phương pháp chi phí thấp, giải một nửa phương
trình sử dụng ánh sáng mặt trời để tách các phân tử oxy ra khỏi nước hiệu quả.
Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature Communications , được xác định
là một bước tiến trong quá trình chuyển đổi hydro trở thành một phần quan trọng
trong cơ sở hạ tầng năng lượng thế giới.
Từ những năm 1970, các nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng sử
dụng năng lượng mặt trời để sản xuất ra hydro. Nhưng không tìm được các vật liệu
với những đặc tính cần thiết cho một thiết bị, có thể thực hiện hiệu quả các phản
ứng hóa học để trở thành phương pháp chủ đạo sản xuất nhiên liệu sạch này.
GS Edward Yu tại Khoa Điện và Máy tính thuộc Trường Cockrell,
Đại học Texas ở
Austin cho biết: “Cần phải có những vật liệu có khả năng hấp thụ
tốt ánh sáng mặt trời và đồng thời không bị phân hủy khi phản ứng tách nước diễn
ra.
"Các vật liệu hấp thụ tốt ánh sáng mặt trời có xu hướng
không ổn định trong những điều kiện cần thiết cho phản ứng phân tách nước, các vật
liệu ổn định trong phản ứng lại có xu hướng hấp thụ ánh sáng mặt trời kém.
Những mâu thuẫn này khiến các nhà khoa học phải tìm cách kết
hợp nhiều vật liệu, vật liệu hấp thụ hiệu quả ánh sáng mặt trời như silicon và
một vật liệu khác cung cấp độ ổn định tốt như silicon dioxide vào một thiết bị
duy nhất để giải quyết trở ngại này. "
Nhưng sự kết hợp lại tạo ra thách thức khác - các electron
và lỗ hổng, tạo ra do sự hấp thụ ánh sáng mặt trời trong silicon phải có thể di
chuyển dễ dàng qua lớp silicon dioxide. Tình huống này yêu cầu lớp silicon
dioxide dày không quá vài nanomet, nhưng lại giảm hiệu quả bảo vệ chất hấp thụ
silicon chống suy thoái.
Chìa khóa của phát hiện đột phá này là sử dụng một giải pháp
kỹ thuật tạo ra các đường dẫn điện thông qua lớp silicon dioxide dày, được thực
hiện với chi phí thấp và có khả năng sản xuất dễ dàng quy mô lớn.
Thực hiện sáng kiến này, nhóm nhà khoa học Yu sử dụng một kỹ
thuật, được thực hiện trong sản xuất chip điện tử bán dẫn. Nhóm nghiên cứu phủ
lên lớp silicon dioxide một màng nhôm mỏng và sau đó nung nóng toàn bộ cấu
trúc, hình thành các mảng "gai" nhôm có kích thước nano kết nối trên
toàn lớp silicon dioxide. Sau đó, mảng “gai” nhôm dễ dàng được thay thế bằng
niken hoặc những vật liệu khác, là chất xúc tác trong phản ứng tách nước.
Thí nghiệm sử dụng vật liệu tổng hợp hấp thụ ảnh sáng silicon và vật liệu bảo vệ silicon dioxide phân tách nước bằng ánh sáng.
Khi được ánh sáng mặt trời chiếu xạ, thiết bị sẽ oxy hóa nước
hiệu quả, tạo thành các phân tử oxy cùng với các phân tử hydro tại một điện cực
riêng biệt. Thiết bị hoạt động rất ổn định trong thời gian dài.
Những kỹ thuật chế tạo ra các thiết bị phân tách nước này
thường được sử dụng trong sản xuất thiết bị điện tử bán dẫn, nên dễ dàng mở rộng
quy mô để có thể sản xuất hàng loạt.
Nhóm nhà khoa học đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tạm thời
để thương mại hóa công nghệ phân tách nước này.
Phương thức sản xuất tiên tiến, hiệu quả, giá thành hạ là điều
kiện tiên quyết để hydro trở thành nguồn nhiên liệu khả thi thay thế cho nhiên
liệu hóa thạch. Hầu hết ngành công nghiệp sản xuất hydro ngày nay xảy ra sử dụng
công nghệ đốt nóng hơi nước và khí mê-tan, chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch
và tạo ra một khối lượng lớn khí thải carbon.
Vấn đề này thúc đẩy việc sản xuất "hydro xanh" sử
dụng các phương pháp thân thiện với môi trường. Đơn giản hóa phản ứng tách nước
là một phần quan trọng của sự phát triển nguồn năng lượng xanh tương lại.
Hydro là nguồn tài nguyên tái tạo quan trọng với những tính
chất độc đáo. Hydro đóng một vai trò quan trọng trong các quy trình công nghiệp
và đang được nghiên cứu để ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô. Pin nhiên liệu
có tiềm năng lớn trong vận tải đường dài, công nghệ sản xuất hydro cũng lã một
giải pháp quan trộng để lưu trữ năng lượng từ điện gió và điện mặt trời dư thừa
trong sản xuất năng lượng tái tạo.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu đang tìm kiếm giải pháp nhằm
tăng cường hiệu quả của phần oxy của quá trình phân tách nước bằng giải pháp
tăng tốc độ phản ứng. Thách thức lớn tiếp theo của các nhà khoa học, đó là phần
còn lại của phương trình phản ứng hóa học, tách các phân tử oxy ra khỏi nước một
cách hiệu quả.
Nghiên cứu được Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ thông qua Tổng cục
Kỹ thuật và chương trình Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Nghiên cứu Vật liệu
(MRSEC). Tham gia công trình nghiên cứu của GS Yu là các sinh viên Đại học
Tezax Austin Soonil Lee và Alex De Palma, cùng với Li Ji, giáo sư khoa học tại Đại học
Fudan ở Trung Quốc.