Thông thường, pin được sử dụng cho lưu trữ năng lượng. Nhưng hiện nay, trong máy tính xách tay, máy ảnh, điện thoại di động hoặc xe cộ, siêu tụ điện mật độ năng lượng cao đang ngày càng được thay thế công nghệ truyền thống.
Siêu tụ điện không giống như pin, có tính năng tuyệt vời là
nhanh chóng lưu trữ một lượng lớn năng lượng và phóng điện rất nhanh.
Ví dụ, theo lý thuyết, siêu tụ điện có thể tích trữ năng lượng
phát ra từ một đoàn tàu bị phanh hãm lại và nhanh chóng cung cấp lại năng lượng,
cho phép đoàn tàu chuyển động khỏi vị trí dừng.
Một vấn đề tồn đọng với các siêu tụ hiện nay là mật độ năng
lượng thấp. Pin lithium đạt mật độ năng lượng lên tới 265 Kilowatt giờ (KW /
h), siêu tụ điện cho đến nay mới chỉ đạt được một phần mười số đó. Để ứng dụng
hiệu quả trong các phương tiện điện tử tương lai, cần có các siêu tụ điện hiệu
suất cao.
Vật liệu lai ghép hybrid cung cấp hiệu suất cao
Một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Roland Fischer từ Đại học Kỹ
thuật Munich đứng đầu đang phát triển loại vật liệu mới, mạnh mẽ, có thể được sử
dụng cho điện cực dương trong siêu tụ điện. Siêu tụ điện này có thể cung cấp mật
độ năng lượng lên đến 16 kW kg − 1 và mật độ năng lượng lên đến 73 Wh kg − 1,
có thể so sánh với một số thiết bị thương mại như Pin axit chì và Pin niken
hiđrua kim loại Ni / MH. Trong mức tải trung bình, thiết bị vẫn giữ được 88% điện
dung ban đầu sau 10.000 chu kỳ sạc xả.
Các nhà nghiên cứu kết hợp điện cực dương mới này với một điện
cực âm được chứng minh thực tế, chế tạo từ titan và carbon, tạo thành một siêu
tụ điện mới có mật độ năng lượng vượt trội hàng chục lần so với các siêu tụ điện
hiện nay.
Trong công trình nghiên cứu, nhóm nhà khoa học sử dụng những
vật liệu lai ghép nano tạo cho điện cực những đặc tính tối ưu. Giáo sư Fischer phân
tích: “Thiên nhiên vô cùng nhiều những vật liệu lai tạo phức tạp, được tối ưu
hóa trong quá trình tiến hóa – ví dụ như xương và răng. Những đặc tính cơ học như
độ cứng và độ đàn hồi của chúng là sự kết hợp của nhiều vật chất khác nhau.”
Từ những vật chất tự nhiên, các nhà khoa học đã cho axit
graphene liên kết hóa học với các khung phân tử hữu cơ (MOF). Cấu trúc này khiến
vật liệu có diện tích bề mặt riêng lớn (diện tích bề mặt tiếp xúc trên một đơn
vị khối lượng của vật liệu), kích thước lỗ xốp có thể kiểm soát và có độ dẫn điện
cao.
Tác giả thứ nhất của công trình nghiên cứu Jayaramulu
Kolleboyina giải thích: “Vật liệu có khả năng có hiệu suất cao nhờ có sự kết hợp
giữa MOFs vi xốp với axit graphene dẫn điện.
Vật liệu lai ghép hiệu suất cao và ổn định
Bề mặt tiếp xúc lớn rất quan trọng đối với siêu tụ điện mật
độ năng lượng cao. Lợi thế này cho phép thu thập một số lượng lớn các hạt tích
điện trong vật liệu - đây là nguyên tắc cơ bản để lưu trữ năng lượng điện.
Vật liệu mới có bề mặt tiếp xúc riêng bên trong khổng lồ,
lên đến 900 mét vuông / gam. Nhưng đó vẫn chưa phải là ưu điểm duy nhất của vật
liệu mới. Để đạt được một vật liệu lai ghép ổn định về hóa học, cần những liên
kết hóa học bền vững giữa các thành phần.
Nhóm khoa học đã sao chép lại một mẫu lai ghép trong tự
nhiên khi lập kế hoạch thực hiện các liên kết hóa học, giáo sư Fischer nói “Trong
thí nghiệm, chúng tôi kết nối axit graphene với một axit amin MOF, hình thành
liên kết peptit.”.
Kết nối ổn định giữa những thành phần vật chất có cấu trúc
nano có lợi thế rất lớn về tính ổn định lâu dài: Các liên kết hóa học càng ổn định,
càng tăng thêm nhiều chu kỳ sạc và xả mà không làm suy giảm đáng kể hiệu suất.
Mạng lưới chuyên gia quốc tế
Ông Fischer nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế giữa
các nhà khoa học khi đề cập đến sự phát triển của siêu tụ điện mới.
Kolleboyina làm việc ở Munich với tư cách là một nhà khoa học
khách mời đến từ Ấn Độ, giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ
nghiên cứu quốc tế.
Fischer nhấn mạnh: “Nhóm nghiên cứu của chúng tôi kết nối với
các chuyên gia nghiên cứu về pin và điện hóa ở Barcelona, các chuyên gia về
graphene từ Cộng hòa Séc. “Ngoài ra, chúng tôi có các đối tác, được tích hợp từ
Mỹ và Úc. Sự hợp tác quốc tế tuyệt vời này hứa hẹn nhiều thành tựu trong tương
lai. ”