Các nhà khoa học MIT phát triển một kỹ thuật mới, sử dụng sự dịch chuyển của lectin để phát hiện kháng thể trung hòa chống virus SARS-CoV-2, đánh giá hiệu quả vắc-xin và khả năng chống lại các biến thể mới.
Các kháng thể có thể vô hiệu hóa virus được gọi là kháng thể
trung hòa, là thành phần then chốt giúp cơ thể chống nhiễm trùng. Các nhà hóa học
của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đưa ra một phương pháp mới, cho phép xác
định những kháng thể trung hòa trong mẫu máu bằng phương pháp phân tích, cách những
kháng thể tương tác với các phân tử đường trên bề mặt protein spike (dằm) của
virus.
Thử nghiệm mới có thể giúp xác định, người nào có kháng thể
trung hòa chống lại các virus như SARS-CoV-2 và người nào không? SARS-CoV-2 là
virus mà các nhà nghiên cứu tập trung vào trong nghiên cứu này. Những kháng thể
trung hòa được tạo ra bằng phương pháp tiêm vắc-xin hoặc người đã bị nhiễm trùng
trước đó, giúp bảo vệ chống lại những bệnh nhiễm trùng trong tương lai.
Laura Kiessling, GS Hóa học Novartis tại MIT, tác giả chính
của nghiên cứu khoa học cho biết: “Loại xét nghiệm này có thể được sử dụng để
kiểm tra xem bệnh nhân có thực sự được bảo vệ bằng vắc-xin hay không. Trong
tình huống có nguy cơ mắc bệnh cao, sẽ rất quan trọng nếu có thể nhanh chóng
xác định, liệu văc-xin hiện có có tạo ra kháng thể trung hòa hay không.”
Các kháng thể trung hòa, được mô tả bằng màu xanh lam nhạt chống virus SARS-CoV-2 trong mẫu máu. Ảnh: iStock
Kiessling cho biết, kỹ thuật này sử dụng những thiết bị
chung, được trang bị trong nhiều phòng thí nghiệm hóa sinh, có thể giúp các trung
tâm y tế cộng đồng nhanh chóng xác định mức độ hiệu quả của những loại vắc-xin đã
sử dụng có thể bảo vệ con người chống lại những biến thể mới xuất hiện của
SARS-CoV-2 hay không?
Cựu nghiên cứu sinh sau TS Michael Wuo và nhà khoa học
nghiên cứu Amanda Dugan của MIT là tác giả chính của báo cáo khoa học, được xuất
bản ngày 10/5 trên tạp chí truy cập mở ACS Central Science.
Những vắc-xin hiện có có tạo ra các kháng thể trung hòa hay
không?
Hầu hết các loại vắc-xin chống SARS-CoV-2 đều nhắm đến protein
spike (dằm) của virus, được sử dụng để xâm nhập vào tế bào chủ thông qua thụ thể
ACE2. Tương tự như hầu hết các protein, được tìm thấy trên vỏ bọc của virus,
protein spike (dằm) được bao phủ bởi những chuỗi đường, bám trên protein.
GS Kiessling, lãnh đạo phòng thí nghiệm nghiên cứu phương thức
protein tương tác với carbohydrate (phân tử đường đơn giản), được tìm thấy trên
bề mặt tế bào đã đặt câu hỏi, liệu có thể tạo ra “dấu vết” của những kháng thể
khác nhau trên cơ sở cách những kháng thể này tương tác với các phân tử đường,
được tìm thấy trên protein của virus như protein spike (dằm) SARS-CoV-2.
Kiessling nói: “Để biết một kháng thể có khả năng trung hòa
hay không, thường phải thực hiện một loạt những xét nghiệm tương đối phức tạp. Nhà
nghiên cứu phải kiểm tra xem, kháng thể có ngăn chặn virus lây nhiễm vào tế bào
hay không? Chúng tôi nghĩ rằng nếu có thể phát triển được dấu vết này, thì
chúng ta sẽ xác định những kháng thể trung hòa chống virus nhanh hơn nhiều”.
Hiện thực hóa ý tưởng này, các nhà nghiên cứu xây dựng một bảng
các lectin (những protein liên kết với các phân tử đường “carbohydrate”) có bán
trên thị trường, được lấy từ nhiều loại sinh vật, chủ yếu là thực vật và vi khuẩn.
Lectin, thường tham gia vào các chức năng như tương tác tế bào với tế bào và phản
ứng miễn dịch, liên kết với phân tử đường ở cuối chuỗi đường, bám lơ lửng trên
protein.
Khi các nhà nghiên cứu cho protein spike của SARS-CoV-2 tiếp
xúc với những lectin này, mỗi lectin sẽ gắn vào một tập hợp con cụ thể của các
phân tử đường được phát hiện trên protein. Sau đó, nhóm nghiên cứu bổ sung thêm
huyết thanh chứa kháng thể chống SARS-CoV-2. Nếu những kháng thể có ái lực cao
với protein spike, kháng thể sẽ lấn át các lectin có sẵn tại chuỗi đường trên
potein spike.
Mỗi kháng thể sẽ thay thế một nhóm lectin khác nhau, tùy thuộc
vào tính đặc hiệu của liên kết, sự thay thế này có thể được xác định bằng phương
pháp sử dụng một xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, được gọi là xét nghiệm
lectin liên kết với enzyme (ELLA). Bằng phương pháp phân tích, xác định mỗi
kháng thể có thay thế 28 loại lectin khác nhau liên kết với protein spike hay
không, nhóm nghiên cứu có thể xác định những kiểu dịch chuyển của lectin, tạo
ra một “dấu vết” đặc hiệu cho mỗi kháng thể.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu xác định dấu vết của các kháng thể,
đã được biết là trung hòa hoặc không trung hòa. Sau đó, các nhà khoa học kiểm
tra các mẫu máu của bệnh nhân, từ đó có thể xác định, những kháng thể từ các mẫu
máu có trung hòa hay không bằng phương pháp so sánh với dấu vết do những kháng
thể trung hòa đã biết tạo ra.
Kiessling giải thích: “Bằng phương pháp xem xét hàng loạt mẫu
khác nhau, nhóm nghiên cứu nhận thấy, các kháng thể trung hòa thuộc một nhóm có
dấu vết khác với nhóm của những kháng thể không trung hòa.
Sử dụng phân tích này, các nhà cũng phân loại được những
kháng thể trung hòa đến từ những người đã tiêm vắc xin Moderna COVID-19 hay vắc
xin Pfizer COVID-19, mỗi loại nhắm mục tiêu đến các chuỗi RNA virus theo phương
thức khác nhau.
Nhóm nghiên cứu đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho công
nghệ mà các nhà khoa học hy vọng có thể được phát triển để thực hiện những xét
nghiệm nhanh tại phòng khám bác sĩ, có thể xác định hồ sơ kháng thể của từng bệnh
nhân.
Kiessling cho biết, kỹ thuật này có khả năng được điều chỉnh
để xác định các kháng thể trung hòa chống lại những biến thể mới của SARS-CoV-2
hoặc các loại virus gây bệnh truyền nhiệm khác. Hiện nay, các nhà khoa học đã
có một bảng những lectin, có thể được sử dụng cho thử nghiệm, chỉ cần chạy lại
phân tích với những kháng thể đã biết là trung hòa và không trung hòa, để có thể
xác định dấu vết chính xác của những kháng thể đó trong cơ thể con người.
GS Kiessling nói: “Chúng tôi có thể sử dụng cùng một nhóm
lectin cho tất cả những biến thể SARS-CoV-2 có nguy cơ lây nhiễm cao. Phương
pháp này có thể hiệu quả đối với bất kỳ loại virus mới nào xuất hiện, miễn là có
vỏ bọc bên ngoài.”