Những chiếc máy tính xách tay và điện thoại đã qua sử dụng, bị vất bỏ có vẻ chỉ là những vật vô hại, nhưng nếu không được xử lý phù hợp, con người phải đối mặt với hai mối đe dọa nguy hiểm, hóa chất độc hại và dữ liệu nhạy cảm.
Năm 2019, Thế giới đã tạo ra kỷ lục 53,6 triệu tấn rác điện
tử, tăng hơn 21% trong vòng 5 năm, theo đánh giá gần đây nhất của Liên hợp quốc
.
Chỉ khoảng 17% lượng rác thải điện tử đó được tái chế, phần
còn lại có thể gây hại cho sức khỏe và an ninh cá nhân con người. Một đánh giá
có hệ thống mới của The Lancet cho thấy “những người sống trong các khu vực tiếp
xúc với chất thải điện tử có nguy cơ cao nhiễm độc cao kim loại nặng và chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy, đòi hỏi phải có các phương pháp mới hiệu quả về chi
phí cho các hoạt động tái chế an toàn để đảm bảo sức khỏe cho dân cư địa
phương.
Kết luận trong nghiên cứu do Lancet tiến hành cho thấy mối
nguy hiểm mà con người phải đối mặt với những loại chất ô nhiễm trong máy tính,
điện thoại và TV cũ khi không được xử lý có trách nhiệm.
Cấp độ của vấn đề vượt xa số lượng các giải pháp. Các trang
thiết bị lão hóa hoặc hư hỏng được đổ vào bãi rác, vứt xuống sông, hồ hoặc chôn
lấp. Từ các nước phát triển, rác thải được xuất khẩu đến những những quốc gia
nghèo hơn, thực hiện tháo dỡ, phá hủy và chôn lấp thủ công mà không cần bất cứ
chuyên môn hoặc phương pháp bảo vệ môi trường nào.
Khi các thiết bị bị phá vỡ, ngấm nước, những vật liệu rất độc
hại như thủy ngân, chì, asen, berili, cadimi thoát vào môi trường, gây tác động
rất xấu đến sức khỏe của thực vật, động vật và con người.
Cuốn sách nổi tiếng năm 2021 “An toàn cho Mọi vật” (The
Insecurity of Everything) của John Shegerian, nhà sáng lập và CEO của ERI , doanh
nghiệp tái chế và tiêu hủy đồ điện tử lớn nhất thế giới, cho thấy Bảo mật phần
cứng trở lên vô cùng quan trọng, khi rác thải điện tử là dòng rác thải rắn phát
triển nhanh nhất trên thế giới.
Ngoài vấn đề rác thải điện tử gây ô nhiễm môi trường, đe dọa
sức khỏe con người với những bệnh rất khó chữa như ung thư, rác thải điện tử
còn là mối nguy cơ mất an ninh thông tin. Nhóm thiết bị điện tử loại bỏ này chứa
rất nhiều dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức nhạy cảm.
Công nghệ trở thành một vấn đề xã hội, ảnh hưởng đến tất cả và
mang tầm quốc tế, tạo ra những rủi ro về an ninh quốc gia. Cộng đồng xã hội đặc
biệt quan tâm đến vẫn đề ô nhiễm môi trường nhưng không chú ý đến vấn đề dữ liệu
phần cứng của trang thiết bị điện tử.
CEO Shegerian cho biết: “Một ngân hàng lớn bị rò rỉ dữ liệu,
đe dọa tổn thất nặng nề, nguyên nhân đơn giản là một nhân viên ngân hàng đã ném
máy tính xách tay hỏng vào thùng rác ở Manhattan và ai đó đã lấy nó. Trong máy
tính xách tay đó là thông tin từ nhiều khách hàng của ngân hàng, trong đó có những
doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD. Trách nhiệm pháp lý, dữ liệu…tất cả là vô
giá. May mắn chiếc laptop không lọt vào tay tội phạm, số tiền chuộc có thể khiến
ngân hàng phá sản”.
Những tình huống tương tự cũng diễn ra với các cơ quan chính
phủ liên bang Mỹ, các thiết bị điện tử cũ thường chứa rất nhiều dữ liệu. Việc
xóa dữ liệu không thể phục hồi thường đắt tiền và các cơ quan thường chọn cách
làm có lợi hơn, đó là bán cho các cơ sở tái chế.
Những doanh nghiệp này sẽ phá hủy trang thiết bị để thu lại kim
loại quý và vật liệu, nhưng không loại trừ những kẻ xấu, có thể bằng các công cụ
lấy dữ liệu từ các ổ cứng, sử dụng nguồn dữ liệu đó để đòi tiền chuộc hoặc gây
bất ổn xã hội.
Thực tế này đặt ra một vấn đề quan trọng, do người dùng thường
không xóa dữ liệu trước khi loại bỏ thiết bị điện tử, ngay cả trong trường hợp
người dùng xóa hết dữ liệu trong ổ cứng, thì với công nghệ hiện nay vẫn có thể
phục hồi. Điều kiện then chốt là những doanh nghiệp thu mua các thiết bị điện tử
cũ hỏng như laptop, smartphone phải có trách nhiệm xóa bỏ dữ liệu trước khi
chuyển giao cho các nhà tái chế. Nhưng những trách nhiệm này hiện này chưa được
luật hóa và nguy cơ rò rỉ dư liệu nhạy cảm ngày càng lớn, có thể đến mức độ đe
dọa sự bất ổn ở cấp quốc gia.
Ổ cứng được xóa sạch tại các cơ sở thu gom rác điện tử của ERI. Ảnh ERI
Với sự phát triển của Internet vạn vật (IoT), các trang thiết
bị hiện đại như điện thoại di động có thể kiểm soát mọi khía cạnh cuộc sống, từ
an toàn ngôi nhà, phương tiện di chuyển đến dữ liệu không gian ảo. Vấn đề phá hủy
dữ liệu của trang thiết bị điện tử đã qua sử dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Những mối đe dọa của rác thải điện tử đối với môi trường và
an ninh thông tin đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải có những chính sách
cụ thể đối với quá trình thu gom, phá hủy rác điện tử để đảm bảo những vật chất
độc hại không thẩm thấu vào môi trường cũng như dữ liệu phải bị phá hủy hoàn
toàn trước khi đưa vào tái chế. Trong tương lai gần, đang hình thành một lĩnh vực
công nghiệp mới, công nghiệp tái chế rác thải điện tử trong một nền kinh tế
vòng tròn, đảm bảo an ninh và bền vững.