Nhóm nhà khoa học Trung Quốc đang nghiên cứu thiết kế các loại vải băng bó y tế, phát triển trên cơ sở tơ nhện nhân tạo, có thể theo dõi và thúc đẩy quá trình chữa trị vết thương bề mặt cơ thể con người.
Bị thương, tổn thương da và mô mềm là một tình huống cực kỳ
phổ biến và trong một số trường hợp có thể gây ra rủi ro lớn cho sức khỏe và cuộc
sống. Theo dõi và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương là một phần quan trọng
của quá trình điều trị.
Băng vải dệt thường được sử dụng để cầm máu và bảo vệ vết
thương khỏi nhiễm trùng. Nhưng băng cần phải được nâng cấp vì có những bất cập.
Ngoài ra, thành phần hóa học của nhiều loại băng vải gây ô nhiễm môi trường sau
sử dụng và thải bỏ.
Vải dệt thường có độ đàn hồi thấp nên không phù hợp với việc
băng bó các vết thương ở những vùng cần cử động như cổ tay, cổ chân và các khớp.
Tất cả băng gạc không giúp bác sĩ và bệnh nhân theo dõi sự hồi phục, mặc dù các
yếu tố pH và viêm trong chất lỏng tiết ra từ các mô xung quanh vết thương bám
vào băng vải thay đổi trong quá trình chữa trị và có thể được sử dụng làm chất
chỉ thị để biết được tình trạng phục hồi.
Nhóm nhà khoa học do GS Bing-Fang He tại Đại học Công
nghệ Nam Kinh, Trung Quốc đang nghiên cứu thiết kế các loại vải dệt cải tiến,
có thể theo dõi và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương. Vật liệu lý tưởng phải
có độ đàn hồi cao, tương hợp sinh học tốt (không gây viêm nhiễm hoặc kích ứng
mô sống), cung cấp thông tin về quá trình phục hồi vết thương.
Đáp ứng nhu cầu này, nhóm nghiên cứu phát triển một loại vải
dệt spidroin
nhân tạo. Spidroins là protein chính trong tơ nhện, có độ bền cao và linh hoạt,
đã được sử dụng trong các môi trường sinh học và công nghiệp khác nhau như chỉ
khâu phẫu thuật.
Để tạo ra spidroin, nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ dung hợp
gen. Gen nhện chịu trách nhiệm sản xuất spidroin đã được bổ xung vào vi khuẩn
E. coli . Vi khuẩn sản xuất và bài tiết spidroin, được các nhà khoa học thu thập
và tinh chế trước khi chuyển thành sợi dệt vải.
Loại vải này được tích hợp các tinh thể quang tử có cấu trúc
nano, gây ảnh hưởng đến chuyển động của các photon và có trong nhưngx vật liệu
óng ánh như opals, vải phản quang và lớp da thay đổi màu sắc của tắc kè hoa. Tích
hợp các tinh thể quang tử vào vải khiến cho băng thay đổi màu sắc dựa trên độ
pH của dịch thoát ra từ vết thương, có thể được sử dụng để chỉ ra sự hiện diện
của nhiễm trùng.
Bingbing Gao, PGS thuộc Đại học Công nghệ Nam Kinh, một
trong những tác giả của công trihf nghiên cứu cho biết, sử dụng các tinh thể
quang tử, quá trình chữa trị vết thương có thể quan sát trực tiếp bằng sự thay
đổi màu sắc của băng. Băng vải sẽ hiển thị các màu khác nhau trong các dung dịch
có giá trị pH khác nhau. Nhiễm vi khuẩn có thể được xác định theo giá trị pH của
môi trường vết thươn, nếu độ pH là 7-9, vi khuẩn đang phát triển mạnh và bác sĩ
có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị.
Sơ đồ sử dụng tơ nhện trong chế tạo băng vải y tế và da nhân tạo.
Tương tự như các dạng tơ nhện khác, loại vải dệt mới này rất
bền và có độ đàn hồi cao, thích hợp sử dụng cho các vùng di chuyển và uốn vặn. Vải
có khả năng tương thích sinh học cao khi được sử dụng thử nghiệm cho những con
chuột bị thương trong phòng thí nghiệm và nhanh chóng phân hủy thành các thành
phần không gây nguy hại cho môi trường khi bị thải loại.
Một đặc tính có lợi khác của vải spidroin là kết cấu của vật
liệu. Vải chứa các kênh siêu nhỏ, có thể dẫn dịch tiết từ các mô ra khỏi vị trí
bị thương, trong khi những loại băng khác thường gây tích tụ dịch tiết ở vùng
lân cận vết thương.
Theo PGS Gao, vải dệt nhân tạo được sử dụng để ngăn ngừa hoặc
giảm thiểu nhiễm trùng. Băng vải spidroin bảo vệ vết thương khỏi tiếp xúc trực
tiếp với môi trường bên ngoài và giảm sự lây nhiễm vi khuẩn. Đồng thời có khả
năng thẩm thấu cao, đảm bảo nhu cầu oxy trong quá trình hồi phục vết thương.
Hiện tại, loại tơ nhện nhân tạo mới đã được chế tạo, chứng
minh được tính phù hợp cho băng bó vết thương, bước tiếp theo là tinh chỉnh
thêm vải dệt spidroin. Vải thực sự có những đặc tính cơ học của protein tơ nhện
tự nhiên. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu sẽ mở rộng ứng dụng của protein tơ nhện trọng
lượng phân tử cao, phát triển các loại vải dệt spidroin có độ đàn hồi, dẻo dai,
tương hợp sinh học, thoáng khí và những ưu điểm khác để sản xuất da nhân tạo.”