Các nhà nghiên cứu của dự án RoboFood đang sáng chế ra loại robot chạy pin mà con người hoàn toàn có thể ăn và tiêu hóa được
Mẫu robot có một số bộ phận ăn được đã được các nhà nghiên cứu tại EPFL phát triển. Ảnh: EPFL.
Trong tương lai không xa, con người có thể chữa bệnh bằng cách
nuốt những con robot mà không phải lo ngại về tác dụng phụ hay các phản
ứng hóa học bởi các bộ phận của robot bao gồm cả pin có thể được làm
hoàn toàn bằng thực phẩm.
Nghiên cứu trên đã được các nhà khoa
học tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (EPFL) đăng tải trên tạp chí
Nature Reviews Materials dưới cái tên “RoboFood”.
Dự án RoboFood đã giành được khoản tài trợ trị giá 3,76 triệu USD
từ Liên minh Châu Âu. Nhóm bao gồm Dario Floreano, giám đốc Phòng thí
nghiệm tại EPFL; Remko Boom từ Đại học Wageningen, Hà Lan; Jonathan
Rossiter từ Đại học Bristol, Anh và Mario Caironi từ Viện Công nghệ
Italy (IIT).
Các nhà nghiên cứu đã trình bày một số phát hiện cho phép họ chế tạo robot từ các loại thực phẩm thường ngày.
Ví
dụ, thạch có thể thay thế cao su, bánh quy làm khung sườn, màng sô cô
la có thể bảo vệ robot trong môi trường ẩm ướt và tinh bột trộn với
tannin có thể mô phỏng các loại keo dính.
Các nhà khoa học vẫn cần thu nhỏ robot để con người có thể dễ dàng nuốt được. Ảnh: AdvancedScienceNews.
Các
nhà khoa học của EPFL đã phát triển một dụng cụ kẹp làm từ thạch
gelatine. Gần đây hơn, EPFL, IIT và Đại học Bristol đã chế tạo ra loại
mực dẫn điện có thể biến thực phẩm như kẹo dẻo thành chất dẫn điện.
Ngoài
ra, các nhà nghiên cứu tại IIT còn chế tạo được một loại pin có thể ăn
được. Viên pin này được cấu tạo từ riboflavin (vitamin B2), quercetin
(có trong hạnh nhân) cùng với than hoạt tính để hỗ trợ vận chuyển điện
tử và tảo biển để ngăn ngừa đoản mạch.
Pin ăn được có thể tạo ra
dòng điện ở mức 0,65 V – đủ khả năng cấp nguồn cho một bóng đèn LED
trong 10 phút. Đây là mức điện áp an toàn để đưa vào cơ thể.
Cho
đến nay, các nhà khoa học đã thành công trong việc lắp ráp các hệ thống
robot có thể phần nào ăn được. Vào năm 2022, các nhà nghiên cứu từ EPFL
và Đại học Wageningen đã thiết kế một chiếc máy bay không người lái có
cánh làm từ bánh gạo.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu phải đối mặt
với một số thách thức. Theo, rất khó để chế tạo các thiết bị điện tử sử
dụng bóng bán dẫn có thể ăn được.
“Thách thức kỹ thuật lớn nhất
là kết hợp các bộ phận sử dụng điện như pin và cảm biến, với những bộ
phận sử dụng chất lỏng và áp suất để di chuyển, như bộ truyền động”, ông
Kwak cho biết.
Ngoài ra, một trong những vấn đề quan trọng nhất phải được xem xét là phản ứng của con người trước viễn cảnh ăn robot. New Atlas đề cập đến một nghiên cứu năm 2024 về vấn đề này.
Theo
đó, những nhà nghiên cứu đưa cho người tham gia 2 robot làm từ đường và
gelatin, một có thể chuyển động và một đứng yên. Kết quả là robot
chuyển động được xem như sinh vật sống trong khi robot đứng yên được coi
như thức ăn.
Nguồn: ZNews