Nhà sản xuất trực thăng nổi tiếng Sikorsky, sử dụng công nghệ điều khiển tự động Matrix làm trung tâm phát triển một phương tiện bay VTOL trình diễn công nghệ lai điện, đặt mục tiêu ứng dụng trong cả quân sự và thương mại dân sự.
Sikorsky, lấy ứng dụng công nghệ điều khiển bay tự động
Matrix là trọng tâm đang phát triển một phương tiện VTOL trình diễn công nghệ lai
điện trong nỗ lực tiến vào Không gian cơ động đường không tiên tiến (AAM).
Vertical, dẫn phát biểu của doanh nghiệp trong một cuộc phỏng vấn độc quyền.
Máy bay nghiên cứu tự động hóa Sikorsky (SARA) là một chiếc
trực thăng S-76B được Sikorsky cấu hình lại để sử dụng cho hàng loạt thử nghiệm
nhằm hoàn thiện công nghệ điều khiển tự động Ma trận (Matrix). Ảnh Ted Carlson.
Igor Cherepinsky, giám đốc của Sikorsky Innovations cho biết,
hệ thống mới sẽ sử dụng một động cơ tuabin không phát thải để cung cấp điện. Công
ty thành viên của tập đoàn Lockheed Martin đang triển khai công tác chuẩn bị để
bắt đầu chế tạo chiếc máy bay trình diễn vào năm 2023. Nguyên mẫu trực thăng
lai điện sẽ sử dụng hệ thống điều khiển tự chủ Matrix làm hệ điều hành cốt lõi.
Ông Cherepinsky giải thích, phương tiện mới sẽ “là bước đột
phá đầu tiên của doanh nghiệp trong chương trình nghiên cứu nhằm xác định, thế
hệ máy bay thương mại tiếp theo sẽ có cấu hình thế nào”. Yêu cầu đặt ra với
phương tiện VTOL mới là có thể ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau, mục tiêu
cuối cùng là phát triển “một hệ thống đẩy sử dụng điện năng cho cả ứng dụng
trong thương mại và quân sự”.
Trong những năm gần đây, công ty trực thăng Sikorsky đang phát
triển hệ thống điều khiển bay tự động, mang tên là Công nghệ Ma trận (Matrix)
trên nền tảng thử nghiệm - Máy bay Nghiên cứu Tự động Sikorsky (SARA), trực
thăng S-76. Hệ thống tự chủ Matrix được hoàn thiện thông qua những công việc mà
Sikorsky thực hiện với Cơ quan Quản lý Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến
(DARPA), trong đó Matrix là thành phần quan trọng Hệ thống Tự động hóa điều khiển
trong buồng lái của phi công (ALIAS), đang được phát triển.
Công nghệ tự lái của trực thăng được giới thiệu vào tháng
10/2022 tại Thao trường thử nghiệm Yuma của Quân đội Mỹ ở Arizona trong khuôn
khổ cuộc diễn tập Cổng công nghệ Dự án Hội tụ 2022 “Project Convergence 2022”
(PC22). Tại đây DARPA và Sikorsky đã tiến hành một thử nghiệm chứng minh công
nghể, sử dụng một chiếc Black Hawk, trang bị hệ thống điều khiển tự động thực
hiện các nhiệm vụ vận chuyển đường không hậu cần chiến trường. Cherepinsky cho
biết, những ứng dụng tượng tự sẽ hình thành xương sống của bất kỳ dịch vụ nào
trong lĩnh vực thương mại.
Ông nói: “Vấn đề then chốt là tải trọng công việc thấp hơn, hệ
điều hành máy bay hiểu được những thông số bay và nhiệm vụ cơ bản. Máy bay có
thể tránh chướng ngại vật và chọn bãi đáp. Trong không gian thương mại, AAM
cũng là mục tiêu doanh nghiệp muốn vươn tới.”
Cherepinsky cho biết, công ty bắt đầu đầu tư vào công nghệ
quyền tự chủ trước khi ra mắt hệ thống ALIAS năm 2015. Doanh nghiệp đặt mục
đích luôn luôn phát triển công nghệ để sử dụng trên những dòng sản phẩm của
công ty trong cả lĩnh vực quân sự và thương mại. Ông bình luận: “Ngày nay, doanh
nghiệp thực hiện rất nhiều nhiệm vụ thương mại, từ chở khách VIP đến đưa nhân lực
ra giàn khoan dầu, vận chuyển hàng hóa, tìm kiếm cứu nạn và chữa cháy. Chúng
tôi dự định có một vai trò đáng kể trong những không gian nhiệm vụ đó.”
Sikorsky lần đầu tiên chứng minh công nghệ cho Quân đội Mỹ,
cho thấy một chiếc trực thăng Black Hawk, trang bị hệ thống điều khiển tùy chọn
bay ở chế độ tự lái có thể tiếp tế cho các lực lượng quân sự tiền phương.
Những chuyến bay Black Hawk không người lái được thực hiện vào
tháng 10/2022 tại thao trường thử nghiệm Yuma Arizona. Ảnh Sikorsky
Sikorsky có một số khách hàng thương mại thuần túy quan tâm
đến Matrix, một trong số đó đang được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) chứng
nhận bay. Cherepinsky không cung cấp thêm chi tiết do bí mật kinh doanh. Ông
cho biết phương tiện này là cánh cố định chứ không phải cánh quạt quay, do tiềm
năng của công nghệ Matrix có thể ứng dụng cho cả hai lĩnh vực. Matrix được áp dụng
cho bất kỳ máy bay trực thăng hoặc máy bay cánh cố định nào, bao gồm cả những
máy bay do các công ty khác sản xuất.
Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng rằng trong vòng 3 đến 5
năm tới, chúng ta sẽ thấy những sản phẩm đó được đưa vào khai thác sử dụng
thương mại.”
Công ty hiện đang làm việc với các đối tác khác ngoài quân đội,
bao gồm cả NASA, đang lên kế hoạch tiến hành Chiến dịch Quốc gia về Cơ động Đường
không Tiên tiến (National Campaign AAM), sử dụng Máy bay Nghiên cứu Tự hành
Sikorsky (SARA) cho những chuyến bay nghiên cứu thử nghiệm.
SARA là trực thăng S-76B được cấu hình lại mà Sikorsky sử dụng
cho một loạt các thử nghiệm và thí nghiệm liên quan đến Matrix. NASA và
Sikorsky đã xây dựng và phát triển mối quan hệ đối tác trong nhiều năm để phát
triển công nghệ Matrix, một phần của ý tưởng tích hợp các hệ thống tự động
(IAS) của NASA.
Ông Cherepinsky cũng làm rõ, trọng tâm của công việc liên kết
phối hợp với NASA nhằm xác định loại quy định cần được áp dụng để đảm bảo các
phương tiện đường không tự lái hoạt động an toàn và hiệu quả. Ông lưu ý, NASA
đã tích hợp một số phần mềm của cơ quan vào Matrix, “và chúng tôi đang sử dụng
những phần mềm này trên máy bay của công ty để, ví dụ như giới thiệu các quy
trình hạ cánh, một eVTOL nhỏ hoặc một phương tiện AAM lớn hơn sẽ hoạt động như
thế nào đối với các sàn đỗ “vertiport” mới, rõ ràng sẽ rất khác so với các sân
bay hiện nay?”
Những thử nghiệm này cũng sẽ xem xét sự tương tác của các
phương tiện bay tự động hoàn toàn và bán tự động trong không phận dày đặc, yêu
cầu phải giảm thiểu tối đa nguy cơ va chạm hoặc đối phó với những chướng ngại vật
đường không như các đàn chim, v.v.
Ông Cherepinsky cho biết, lĩnh vực eVTOL là một mục tiêu tiềm
năng lớn của Matrix trong những năm tới, do công nghệ này về cơ bản có khả năng
điều khiển các nền tảng bay không người lái và “hiện thực hóa cam kết về robotaxi
eVTOL, được điều hành bởi các doanh nghiệp, chứ không cần có phi công điều khiển”.
Vẫn còn một trặng đường rất dài để đạt được chứng nhận đầy đủ
từ FAA, nhưng hiện nay công nghệ đã được phát triển đầy đù, mặc dù vẫn còn những
thách thức trong nhiều lĩnh vực như nhận thức tình huống trên không, khả năng
phát hiện các đối tượng với độ tin cậy cao.
“Làm thế nào để chứng minh được, cảm biến có thể phát hiện
được điều gì đó trên một khoảng cách theo yêu cầu kỹ thuật và an toàn bay? Đó
không phải là vấn đề dễ giải quyết”, ông nhấn mạnh.