SpaceX đã hoàn thành cuộc thử nghiệm phóng hệ thống Starship hai tâng tích hợp tàu vũ trụ và tên lửa đẩy đầu tiên sau nhiều tháng trì hoãn và sự cố lần phóng thử nghiệm đầu tiên, dù vụ phóng thất bại sau 4 phút.
Ngày 20/4, tổ hợp tàu du hành vũ trụ hai tầng tích hợp tàu vũ trụ Starship và Tên lửa đẩy
Siêu nặng được phóng lên từ sân bay vũ trụ của SpaceX ở Boca Chica, Texas lúc
9:34 sáng theo giờ miền Đông, bay được 4 phút nhưng không thể tách rời khỏi Tên lửa đẩy Siêu
nặng, mất điều khiển và xoay một vài vòng trong không gian, sau đó phát nổ.
Giám đốc điều hành Elon Musk trước đây đã phát biểu với những
người đam mê du hành vũ trụ hãy kiềm chế những kỳ vọng. Vụ phóng thử nghiệm tàu
vũ trụ Starship nhằm mục đích thu thập dữ liệu cho những chuyến bay tiếp theo trong
tương lai. Như SpaceX đã giải thích trong buổi phát trực tiếp, làm rõ khả năng
phóng tên lửa lên khỏi bệ phóng là mục tiêu duy nhất, bất cứ kết quả nào ngoài
mục tiêu đặt ra đều là phần thưởng ngoài mong đợi. Công ty đã buộc phải tạm dừng
lần phóng đầu tiên do van điều áp bị đóng băng.
SpaceX vẫn chưa thông báo về dự kiến kế hoạch thực hiện
các chuyến bay thử nghiệp tiếp theo. Các thành viên SpaceX cho biết, công ty có
thể sản xuất nhiều Starship cùng một lúc, vì vậy sự chậm trễ sẽ không nhất thiết
phải kéo dài nếu không có các thách thức kỹ thuật.
Starship và Super Heavy Rockets cùng cao 394 feet (120 m), cao
hơn tên lửa Saturn V. Tổng số 39 động cơ phản lực Raptor (33 động cơ trong tên
lửa vận tải, 6 động cơ trong Starship) đủ mạnh để vận chuyển trọng tải hữu ích
lên tới 330.000 lbs (150 tấn) đến quỹ đạo thấp của Trái đất khi có thể tái sử dụng
hoàn toàn và 550 000 lbs (250 tấn) khi sử dụng một lần. Hiện nay, ngay cả tên lửa
vận tải Falcon Heavy cũng chỉ có thể mang 141 000 lbs (64 tấn) lên quỹ đạo. Tên
lửa Siêu nặng mới cho phép thực hiện những nhiệm vụ mà trước đây không có khả
năng thực hiện được, như các chuyến du hành vũ trụ lên Mặt trăng và Sao Hỏa, cần
nhiều nhiên liệu và nguồn cung cấp cơ sở vật chất đi cùng hơn.
Thành công với thử nghiệm phóng tiếp theo có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong khoảng thời gian cho cả kế hoạch kinh doanh của chính SpaceX
và chương trình khám phá chiều sâu vũ trụ của NASA. SpaceX đang phát triển
Starship để thực hiện các chuyến du hành trên mặt trăng và những chuyến bay
thương mại khác.
Vụ nổ của tên lửa Starship mới của SpaceX vài phút sau khi bay
lên khỏi bệ phóng trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên là minh họa sống động mới
nhất về công thức kinh doanh “thất bại thành công” phục vụ cho sự phát triển công
ty của Elon Musk, các chuyên gia cho biết.
Thay vì coi vụ nổ của hệ thống Starship khổng lồ, thế hệ tiếp
theo của Musk là một thất bại, các chuyên gia cho rằng sự tổn thất của tàu vũ
trụ sẽ đẩy nhanh quy trình phát triển tàu du hành vũ trụ.
Kế hoạch đổ bộ lên Mặt trăng Artemis của NASA, dự kiến bắt
đầu vào tháng 12/2025, sẽ cần tên lửa vận tải để tiếp cận bề mặt và đưa các phi
hành gia trở lại khoang Orion cho hành trình về nhà. SpaceX có thể chứng minh
được bằng thực thế tính khả thi của Starship càng sớm thì NASA càng có cơ hội rút
ngắn thời gian chờ đợi.