Trong ngành công nghiệp năng lượng gió, tối ưu hóa góc đón gió (yaw), căn chỉnh góc turbine gió trên mặt phẳng ngang cho phép giảm thiểu các hiệu ứng vệt gió, khiến turbine hạ nguồn gió sản xuất ít điện năng hơn turbine thượng nguồn của trang trại.
Các nhà khoa học Mỹ đã bổ sung một phương pháp nhằm tối ưu
hóa hoạt động của trang trại năng lượng gió bằng giải pháp tự động hóa xác định
turbine nào đang gặp phải hiệu ứng đánh thức trong điều kiện gió thay đổi.
Trong một bài báo, công bố trên Tạp chí Năng lượng Tái tạo
và Bền vững , nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Texas tại Dallas giới thiệu một
phương pháp thời gian thực, có khả năng giúp các trang trại điện gió tăng sản
lượng từ việc phân nhóm các turrbine. Phương pháp này không yêu cầu sử dụng cảm
biến mới để xác định góc hướng turbine nhưng có thể tăng sản lượng điện nếu áp
dụng điều khiển góc đón gió (yaw). Những nghiên cứu mô phỏng xác nhận, ứng dụng
phương pháp mới có thể tăng công suất tổng thể từ 1% -3%.
Mô phỏng phân nhóm turbines thời gian thực theo hiệu ứng vệt gió
Theo tác giả của nghiên cứu Stefano Leonardi, có lỗ hổng rất
lớn trong phương pháp xác định turbine nào sau turbine nào trước trên thực địa trong
điều kiện hướng gió thay đổi.
Trang trại điện gió có rất nhiều turbine được xây dựng gần
nhau, những turbine chuyển đổi động năng của gió thành điện năng. Tối ưu hóa
quy trình sản xuất điện từ một turbine riêng lẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố (phân
tầng, nhiệt độ, nhiễu động, địa hình, v.v.), tối ưu hóa sản xuất của trang trại
điện gió liên quan đến sự tương tác giữa các turbine. Một turbine hạ lưu theo
hướng gió sau các turbine đứng trước hứng động năng sẽ giảm sản lượng điện sản
xuất tới 60%.
Các nhà nghiên cứu xác định phương thức tạo ra những cụm liên
kết giữa các turbine trên cơ sở những mối tương quan dữ liệu, được những cảm biến
tuabin thu thập.
Nhóm nhà khoa học phát triển các thuật toán điều khiển nhằm
tối đa hóa sản lượng điện của trang trại điện gió. Trên thực tế, giải pháp điều
khiển hiệu quả và mạnh mẽ là phối hợp nhóm những turbine, liên kết khí động học
trên cơ sở hiệu ứng vệt gió.
Hiện thực hóa phương thức điều khiển này yêu cầu thông tin về
các cụm turbine ghép nối để giảm hiệu ứng vệt gió. Khi gió thay đổi hướng, các
cụm tuabin ghép nối có thể thay đổi thành phần liên tục. Xác định những cụm này
phải được tự động hóa bằng phần mềm, thực hiện trong thời gian thực để áp dụng hiệu
quả phương pháp điều khiển phối hợp.
Các chủ trang trại điện gió có thể sử dụng những thông tin tự
động này cùng với những hướng dẫn sử dụng quy trình tiêu chuẩn kiểm soát góc
quay nghiêng trục turbine, được xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu trong thập
kỷ trước về tối ưu hóa góc quay trục turbine để tăng tỷ lệ sản xuất điệu năng đối
với những turbine hạ nguồn gió. Mỗi 1% tăng sản lượng năng lượng điện tương ứng
với 3 tỷ kilowatt mỗi năm của điện gió.
Federico Bernardoni, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Phần
thú vị trong nghiên cứu là phù hợp với thực tế, tác động hiệu quả sản xuất. Các
kỹ thuật viên vận hành có thể sử dụng những kết quả này để xác định khi nào áp
dụng kiểm soát góc đón gió yaw với các nhóm turbine nhằm tối đa hóa mức thu động
năng của gió”.
Đây là phương pháp độc đáo, phụ thuộc hoàn toàn vào các điều
kiện của gió thời gian thực, không đưa ra những thông số hoặc điều kiện gió nhưng
cho phép người điều hành chủ động giảm thiểu tác động của vệt gió. Bằng cách điều
hành các tuabin thông minh hơn, các trang trại điện gió sẽ trở lên thông minh
hơn, cung cấp năng lượng hơn từ những thiết bị đã có. Nhờ phương pháp này, các
trang trại điện gó có thể sản xuất thêm từ 1-3% năng lượng xanh, sạch."