Đêm ngày 3/12 theo giờ Bắc Kinh, modun vận tải vũ trụ từ tàu đổ bộ vũ trụ Chang'e 5 Trung Quốc được phóng lên từ bề mặt mặt trăng, mang theo một thùng đầy bụi và đá tảng.
Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã thông báo, mô đun vận tải
Chang'e 5 đã cất cánh thành công và bay lên quỹ đạo mặt trăng.
Tân Hoa xã cho biết: “Sự kiện này đại diện cho phương tiện
bay vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc, cất cánh thành công từ một vật thể ngoài
Trái đất.”
Bụi và đá mặt trăng, được vận chuyển trong mô đun vận tải vũ
trụ của Chang'e 5, đang trở về Trái đất, trong vòng gần hai tuần sẽ hạ cánh xuống
đồng cỏ, đang phủ đầy tuyết thuộc vùng Nội Mông, miền bắc Trung Quốc.
Trong điều kiện không có gì xảy ra ngoài dự tính, các mẫu vật
chất Mặt trăng được đưa xuống Trái đất lần thứ 3 sau các chuyến bay của Mỹ và
Liên Xô những năm 1960 và 70.
Tàu vũ trụ Trung Quốc đã hoạt động tích cực kể từ khi hạ
cánh xuống gần đỉnh Mons Rümker, một cao điểm trên bề mặt Mặt trăng ngày 1/12
sau 11 giờ đêm theo giờ Bắc Kinh (10:00 sáng EDT) trong khu vực Oceanus
Procellarum (Đại dương Bão).
Sử dụng một cánh tay robot, tàu đổ bộ xúc khoảng 1,5kg (3,3
pound) đất đá từ bề mặt và khoan xuống sâu khoảng 2 mét (6,6 feet) lấy 500 gam
(1,1 pound) dưới lòng đất. Trước khi pin năng lượng mặt trời hết nhiên liệu, mọi
kế hoạch phải được hoàn thành. Tàu thám hiểm Mặt trăng Chang'e-5 đang quay trở
về Trái đất sau khi đã thu thập các mẫu đất và đá trong khoảng 19 giờ.
Chang'e 5 trở về Trái Đất với các mẫu đá mặt trăng. Video South
China Morning Post
Phó trưởng thiết kế tàu vũ trụ Hong Xin và các đồng nghiệp của
ông tại Viện Sức đẩy Không gian Thượng Hải rất căng thẳng khi tàu vũ trụ
Chang'e 5 bắt đầu quay trở lại Trái đất.
Vấn đề then chốt là quá trình phóng lên từ Mặt trăng của mô
đun vận tải. Phương tiện bay phải sống sót qua cái nóng gay gắt ban ngày và những
vấn đề môi trường khác của động cơ tên lửa đẩy. Cũng có khả năng khi Chang'e-5 hạ
cánh xuống bề mặt, một số bộ phận có thể bị ảnh hưởng và bụi mặt trăng có thể gây
phức tạp với các thiết bị hoặc cảm biến.
Một mạng lưới các trạm vệ tinh theo dõi chặt chẽ quá trình
bay lên của mô đun, một phần trong chương trình giám sát sứ mệnh để có thể kịp
thời điều chỉnh bất kỳ thay đổi nào trên quỹ đạo đường bay ngay từ khi tàu vũ
trụ Chang'e-5 hạ cánh để đảm bảo thiết bị từ quỹ đạo mặt trăng hạ xuống chính
xác vị trí được xác định. Phương tiện vận tải mô đun, theo tính toán cất cánh từ
điểm đó lên quỹ đạo mặt trăng theo một đường bay nhanh và hiệu quả nhất.
Tham gia vào quá trình giám sát tàu vũ trụ có mười trạm mặt đất
ở Trung Quốc, hai tàu khoa học Hải dương giám sát điện tử trên Thái Bình Dương
và hai trạm mặt đất ở Argentina và Namibia do các nhà khoa học vũ trụ Trung Quốc
vận hành.
Mặc dù có rất nhiều trạm giám sát tàu vũ trụ, nhưng video
phát trực tiếp từ camera trên tàu bị mất tín hiệu ở chặng cuối cùng của quá
trình hạ cánh xuống mặt trăng ngày 1/12.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc, dẫn nhận xét của các
chuyên gia vũ trụ tuyên bố rằng, sự gián đoạn đó là hậu quả của băng thông liên
lạc bị hạn chế.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, những cảm biến của tàu vũ trụ
đang hoạt động và truyền dữ liệu trở lại Trái đất, sử dụng băng thông ở mức tối
đa. Những thôn tin như dữ liệu cảm biến về tình trạng chuyến bay và dữ liệu
radar chiếm ưu tiên hàng đầu, sau đó mới là các dữ liệu hình ảnh.
Tàu vũ trụ mô đun Chang'e-5, mang theo đất đá Mặt trăng dự
kiến sẽ hạ cánh xuống Trái đất vào khoảng giữa tháng 12. Trước khi bay lên quỹ
đạo, Chang'e-5 đã cắm một lá quốc kỳ và Trung
Quốc trở thành quốc gia thứ hai để lại biểu tượng quốc gia trên mặt trăng, điều
mà trong 2 lần đổ bộ trước đó, Trung Quốc không thực hiện.
Theo NASA, đưa một lá cờ lên mặt trăng là vấn đề không dễ
dàng và bức xạ mặt trời có thể đã tẩy trắng lá cờ do các phi hành gia Mỹ cắm.
Đối với Trung Quốc, thành tựu gần đây nhất lặp lại những
thành tích đạt được nửa thế kỷ trước của phi hành đoàn Apollo 11 NASA đi bộ
trên mặt trăng, chuyên gia hàng không vũ trụ kiêm nhà bình luận truyền hình
Song Zhongping trong cuộc phỏng vấn với Global Times của Trung Quốc bình luận.
Ông Zhongping nói: “Ký ức trước đây vẫn còn nguyên vẹn và rõ
ràng, khi các phi hành gia Mỹ bước ra ngoài cabin và cắm lá cờ đầu tiên trong lịch
sử nhân loại, lá quốc kỳ Mỹ lên mặt trăng vào năm 1969”. "Trung Quốc cũng đặt
quốc kỳ trên Mặt trăng, mà theo tôi đó là sự khẳng định những thành tựu và đột
phá mà chúng tôi đã đạt được, đó sẽ là điều quý giá nhất."